Thứ Hai, 06 - 01 - 2025
bestray
Trang chủCẩm nangĐiện công nghiệpTiêu chuẩn lắp đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công...

Tiêu chuẩn lắp đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng TCVN 9207:2012

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

TCVN 9207:2012 về đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và những công trình công cộng giúp mọi người tránh được những nguy cơ và tai nạn về điện có thể xảy ra bất ngờ. Hãy cùng Bestray tìm hiểu những nội dung chính trong TCVN 9207:2012 ở bài viết dưới đây nhé.

1. Phạm vi áp dụng TCVN 9207:2012

1.1 TCVN 9207:2012 được áp dụng trong việc thiết kế trong việc đặt đường dẫn điện cho nhà ở và công trình công cộng, với các dây điện hoặc cáp điện có dòng điện một chiều và xoay chiều, điện áp đến 1000V.

tcvn 9207:2012

1.2 Việc thiết kế đặt đường dẫn điện cho nhà ở và công trình công cộng phải thỏa mãn yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành có liên quan. Đối với các công trình công cộng, còn cần phải tuân theo yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành của mỗi loại công trình.

2. Tài liệu viện dẫn dùng trong TCVN 9207:2012

TCVN 9207:2012 sử dụng các tài liệu viện dẫn sau để áp dụng cho tiêu chuẩn này:

  • 11 TCN 18:2006: Phần I – Quy định chung trong quy phạm trang bị điện.
  • 11 TCN 19:2006: Phần II – Hệ thống đường dẫn điện trong quy phạm trang bị điện.
  • TCVN 319:2004: Yêu cầu chung trong lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp.
  • TCVN 7447-1: Phần 1- Nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa trong hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà.
  • TCVN 7447-5-52: Phần 5-52 – Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, hệ thống đi dây trong hệ thống lắp đặt điện hạ áp.
  • TCVN 7447-5-54: Phần 5-54 – Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện, bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ trong hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà.
  • TCVN 9206:2012: Tiêu chuẩn trong việc đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 9208 2012: Tiêu chuẩn trong lắp đặt cáp và dây điện trong các công trình công nghiệp.
  • Bộ luật điện quốc gia (Hoa Kỳ) 2008 – National Electrical Code 2008 -Chương 3: Các phương pháp và vật liệu đi dây.
  • Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC – Electrical Installation Guide According to IEC International Standards 

3. Thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong TCVN 9207:2012

Để hiểu đúng các nội dung trong TCVN 9207:2012, cần có sự thống nhất một số định ngữ sau:

3.1. Nhà ở và công trình công cộng theo TCVN 9207:2012

3.1.1 Nhà ở được quy định trong TCVN 9207:2012 

Theo TCVN 9207:2012, nhà ở bao gồm:

  • Nhà ở riêng biệt: Nhà liền kề, biệt thự và các loại nhà ở riêng biệt khác
  • Nhà tập thể: Ký túc xá
  • Nhà nhiều căn hộ: Chung cư
  • Nhà khách, khách sạn
  • Nhà trọ

3.1.2. Công trình công cộng TCVN 9207:2012 quy định

Công trình công cộng theo TCVN 9207:2012 bao gồm:

  • Công trình văn hóa: Thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa, bảo tàng, tượng đài, nhà triển lãm, đài phát thanh, đài truyền hình, nhà biểu diễn, nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu phim, công viên văn hóa, vườn thú, vườn thực vật.
  • Công trình giáo dục: Trường mẫu giáo, trường trung học phổ thông các cấp, trường cao đẳng và đại học, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác.
  • Công trình y tế: Trạm y tế, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, bệnh viện đa khoa, các phòng khám chuyên khoa, đa khoa, nhà điều dưỡng, viện dưỡng lão, nhà hộ sinh, các cơ quan y tế trong phòng chống dịch bệnh.
  • Công trình thể dục thể thao: Sân vận động, sân bóng đá, sân thể thao, nhà thi đấu, nhà luyện tập thể dục thể thao, khán đài và các loại bể bơi có hoặc không có mái che.
  • Công trình thương nghiệp, dịch vụ: Chợ, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại hàng ăn, giải khát hoặc các dịch vụ công cộng khác như cắt tóc, giặt là, may vá,…
  • Trụ sở, văn phòng, nhà làm việc.
  • Công trình phục vụ cho an ninh.
  • Nhà phục vụ cho thông tin liên lạc như bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin.
  • Nhà phục vụ cho giao thông, ví dụ như nhà ga.
  • Các công trình công cộng khác, ví dụ như công trình tôn giáo.

3.2. Dây điện (Electric Wire)

Dựa theo TCVN 9207:2012, dây điện gồm một ruột kim loại dẫn điện bằng đồng hoặc nhôm nằm trong vỏ cách điện.

3.3. Cáp điện (Electric Cable) theo TCVN 9207:2012

Cáp điện gồm một hoặc nhiều dây điện được bọc trong một hoặc nhiều lớp bảo vệ.

3.4. Đường dẫn điện theo TCVN 9207:2012 

Đường dẫn điện là tập hợp các cáp điện và dây điện với các kết cấu, chi tiết đỡ, kẹp và bảo vệ liên quan đến chúng, được lắp đặt theo tiêu chuẩn TCVN 9207:2012.

3.5. Đường dẫn điện đặt hở theo TCVN 9207:2012

Đường dẫn điện đặt hở là đường dẫn điện lắp đặt trên trần nhà, bề mặt mặt tường, vì kèo và các phần kết cấu khác của tòa nhà và công trình.

3.6. Đường dẫn điện đặt kín theo TCVN 9207:2012

Trong TCVN 9207:2012, đường dây dẫn điện đặt kín là đường dẫn điện đặt trong các kết cấu của tòa nhà hoặc công trình (móng, nền, tường) và trong khoảng không gian giữa trần bê tông và trần giả.

3.7. Đường dẫn điện ngoài nhà theo TCVN 9207:2012

Theo TCVN 9207:2012, đường dây dẫn điện ngoài nhà là đường dẫn điện được đặt theo mặt ngoài dưới mái hiên, tường bao che tòa nhà,… Bên cạnh đó, còn có các đường dẫn điện nối giữa các nhà với nhau trong khu công trình, đặt trên các cột (với chiều dài mỗi khoảng cột không quá 25m và không quá 4 khoảng cột). Đường dẫn điện ngoài nhà có thể đặt hở hoặc đặt kín. 

3.8. Đường dẫn điện vào nhà chuẩn TCVN 9207:2012 

Đường dẫn điện vào nhà là đường dẫn nối từ đường dây cấp điện bên ngoài đến thiết bị đầu vào của tòa nhà hoặc công trình. 

3.9. Khay cáp (cable tray) theo TCVN 9207:2012

Khay cáp là phương tiện chứa dây điện và cáp điện dưới dạng từng đoạn khay đục lỗ hoặc không đục lỗ.

3.10. Thang cáp (cable ladder) theo TCVN 9207:2012

Thang cáp là phương tiện chứa dây điện và cáp điện dưới dạng từng đoạn thang dài. Nó được chế tạo từ thép chịu uốn, sơn chống rỉ hoặc mạ kẽm nóng ghép với nhau thành tuyến thang dài, được cố định bằng giá đỡ hoặc treo bằng quang treo.

3.11. Hộp cáp (trunking)

Hộp tráp là phương tiện chứa dây điện và cáp điện có dạng hình hộp, bằng kim loại hoặc các vật liệu không cháy có sức bền cơ học cao, có nắp kín.

3.12. Ống luồn dây (conduit) theo TCVN 9207:2012

Ống luồn dây là loại ống chuyên dụng bằng nhựa không cháy hoặc thép, có độ bền cơ học cao dùng để luồn dây điện và cáp điện.

3.13. Dây căng theo TCVN 9207:2012

Dây căng là phần dây chịu lực của đường dẫn điện. Nó được làm bằng dây thép hoặc cáp thép căng trong không gian và được dùng để treo cáp điện và dây dẫn thành từng dây hoặc từng bó. 

3.14. Hệ thống thanh dẫn điện (Busway) 

Dựa theo TCVN 9207:2012, hệ thống thanh dẫn điện là hệ thống đường dẫn điện 3 pha 5 dây có lõi dẫn điện bằng thanh dẫn chế tạo sẵn điện trở thấp bằng đồng, nhôm hoặc nhôm mạ đồng. Giữa các thanh dẫn có bọc cách điện. Giữa thanh dẫn với vỏ cũng được bảo vệ bằng băng cách điện đặc biệt.

3.15. Phòng khô

Phòng khô là phòng có độ ẩm tương đối không vượt quá 75%. Phòng đó gọi là phòng bình thường khi không có những điều kiện nêu trong các điều 3.20, 3.21, 3.22 trong TCVN 9207:2012.

3.16. Phòng ẩm theo TCVN 9207:2012

Phòng ẩm là phòng có độ ẩm tương đối vượt quá 75% trong một khoảng thời gian dài.

3.17. Phòng rất ẩm theo TCVN 9207:2012

Phòng rất ẩm là phòng có độ ẩm xấp xỉ 100% trong thời gian dài (sàn nhà, tường, trần và đồ vật ở trong nhà đọng nước). 

3.18. Phòng nóng theo TCVN 9207:2012

Phòng nóng là phòng có nhiệt độ lớn hơn 35 độ C trong thời gian liên tục hơn 24 giờ. 

3.19. Phòng hoặc nơi có bụi theo TCVN 9207:2012

Phòng hoặc nơi có bụi là phòng hoặc nơi mà ở đó có nhiều bụi. Chúng được chia ra thành phòng hoặc nơi có bụi không dẫn điện và phòng hoặc nơi có bụi dẫn điện.

3.20. Phòng hoặc nơi có môi trường chứa hoạt tính hóa học

TCVN 9207:2012 giải thích rõ, phòng hoặc nơi có môi trường chứa hoạt tính hóa học là phòng hoặc nơi trong thời gian dài có chứa khí, hơi, chất lỏng có thể tạo ra hợp chất hóa học có tính ăn mòn, nấm mốc làm phá hỏng phần dẫn điện và cách điện của thiết bị điện, dây dẫn và cáp điện.

3.21. Phòng hoặc những nơi nguy hiểm về điện

Theo TCVN 9207:2012, phòng hoặc những nơi nguy hiểm về điện có một trong những yếu tố sau:

  • Có bụi hoặc ẩm dẫn điện
  • Sàn nhà, nền dẫn điện (bằng kim loại, gạch, bê tông cốt thép,…)
  • Có nhiệt độ cao
  • Có khả năng để người tiếp xúc đồng thời với một bên là vỏ kim loại của các thiết bị điện và một bên là các kết cấu kim loại của công trình hoặc của các thiết bị công nghệ, máy móc, các đồ đạc dụng cụ bằng kim loại,… 

3.22. Phòng hoặc nơi rất nguy hiểm theo TCVN 9207:2012

Phòng hoặc nơi rất nguy hiểm là phòng chứa một trong những yếu tố sau:

  • Rất ẩm
  • Là môi trường chứa hoạt tính hóa học
  • Có chứa đồng thời cả hai yếu tố nêu trên

3.23. Phòng hoặc nơi nguy hiểm về cháy theo TCVN 9207:2012 

Phòng hoặc nơi nguy hiểm về cháy là phòng hoặc nơi sản xuất, sử dụng hoặc cất giữ các chất cháy dạng sợi hoặc dạng rắn (gỗ, vải, giấy…), các chất lỏng cháy có nhiệt độ bốc cháy của hơi cao hơn 45 độ C (hóa chất, các kho dầu,…) hoặc ở những nơi trong quá trình sử dụng sinh ra sợi cháy hoặc hơi bụi ở trạng thái bay lơ lửng (xưởng dệt vải, xưởng bông sợi, xưởng tiện gỗ,…).

3.24. Phòng hoặc nơi nguy hiểm về nổ

Theo TCVN 9207:2012, phòng hoặc những nơi có nguy hiểm về nổ là phòng hoặc nơi chứa, sử dụng các chất lỏng hoặc chất rắn dễ bay hơi kết hợp với không khí và tạo thành một hỗn hợp nổ hoặc trong quá trình công nghệ có thể tạo ra các hỗn hợp nổ.

3.25. Phòng kỹ thuật điện

Phòng kỹ thuật điện là phòng đặt tủ phân phối điện hoặc máy phát điện hoặc cả hai. 

3.26. Vật liệu dễ cháy theo TCVN 9207:2012

Vật liệu dễ cháy là vật liệu dưới tác dụng của nhiệt độ cao hay lửa thì bốc cháy, cháy âm ỉ hay bị cacbon hóa. Sau khi đã cách ly khỏi nguồn cháy thì cũng vẫn có khả năng duy trì sự cháy.

3.27. Vật liệu khó cháy theo TCVN 9207:2012

Vật liệu khó cháy là vật liệu dưới sự tác động của nhiệt độ cao hoặc lửa thì bốc cháy, cháy âm ỉ hay bị cacbon hóa. Tuy nhiên, sau khi đã cách ly khỏi nguồn cháy thì chúng không tự duy trì được sự cháy. 

3.28. Vật liệu không cháy theo TCVN 9207:2012

Vật liệu không cháy là vật liệu không bốc cháy, không cháy âm ỉ và không bị cacbon hóa dù có tác động của lửa hay nhiệt độ cao.

3.29. Phân loại phòng

Theo như TCVN 9207:2012, phòng được phân loại theo tính chất môi trường.

Bảng 1: Phân loại phòng dựa theo tính chất môi trường đúng quy định TCVN 9207:2012 

Tên phòng hoặc loại công trình Phân loại phòng dựa theo tính chất môi trường
Khô Ẩm Rất ẩm Bụi Nóng Hoạt tính hóa học Nguy hiểm về cháy Nguy hiểm về nổ
1. Nhà ở kiểu biệt thự, ký túc xá
  • Khu tắm, giặt, vệ sinh
x
  • Khu bếp
x
  • Tầng hầm
x
  • Nơi đặt trạm bơm nước, máy bơm nước
x
  • Các phòng khác
x
2. Phòng nghỉ, khách sạn
  • Khu vệ sinh, phòng giặt, phòng rửa chén bát, chân tay, dụng cụ,…
x
  • Khu bếp
x
  • Phòng ăn, phòng chơi, phòng ngủ
x x
  • Kho chăn, màn, nệm, vải sợi
x x
  • Kho giấy, chất chát, nhà để xe ô tô
x x
  • Các nơi khác
x
3. Các cửa hàng, xí nghiệp, dịch vụ
  • Khu vệ sinh, tắm của tất cả các loại cửa hàng, dịch vụ, xí nghiệp
x
  • Quầy bách hóa, may mặc, bông vải sợi, đồ da nhựa, cao su, chất dẻo, gỗ…
x
  • Quầy hàng chất đốt, dầu hỏa, cũi, nan, mây, tre, gỗ… 
x x
  • Nơi tẩy nhuộm, giặt là, hấp của các loại xí nghiệp dịch vụ 
x
  • Nơi đóng xén sổ sách, giấy tờ hoặc cất giữ chúng
x x
  • Kho vật liệu hoặc các thành phần của tơ lụa, len, bông vải sợi, dạ, giấy, sách, báo, tranh ảnh, văn hóa phẩm, sơn, các đồ dùng bằng chất dẻo, cao su, mây tre nan, dầu lửa củi, khí đốt,… 
x x
  • Trạm bơm nước 
x
  • Các nơi khác 
x
4. Hiệu thuốc, phòng khám, bệnh viện 
  • Phòng khám đa khoa 
x
  • Phòng mổ, kể cả phòng cấp cứu, gây mê, hồi sức, phòng đẻ
x x
  • Phòng bệnh nhân
x
  • Phòng bó bột, thay băng
x
  • Phòng cất giữ phim, đọc phim 
x x
  • Phòng tráng rửa phim, rửa bát đĩa, dụng cụ, giặt quần áo
x
  • Phòng là quần áo, hấp dụng cụ
  • Phòng vô trùng, phòng điều chế huyết thanh
x
  • Bếp và khu gia công, chế biến thức ăn, chia thức ăn 
x
  • Khu vệ sinh, tắm, tháo thụt, kho lạnh, nhà lạnh
x x
  • Kho xăng dầu, kho chứa bình ete, oxy 
x x x
  • Trạm bơm nước 
x
  • Các nơi khác 
x
5. Nhà trẻ, nhà mẫu giáo
  • Phòng vệ sinh, xí tắm, ngồi bô 
x
  • Các nơi khác
x
6. Trường phổ thông, trung học đại học, kĩ thuật, dạy nghề
  • Khu vệ sinh 
x
  • Các phòng lạnh, kho lạnh 
x
  • Phòng lưu trữ của thư viện
x x
  • Phòng thí nghiệm thủy lực 
x
  • Phòng thí nghiệm hóa
x x
  • Phòng rửa dụng cụ, chai lọ
x x
  • Các phòng khác 
x
7. Trụ sở cơ quan chính, nhà hành chính, công trình thể dục, thể thao, văn hóa, nghệ thuật
  • Khu vệ sinh của công trình 
x
  • Nơi lưu trữ giấy tờ, hồ sơ bản vẽ, phim ảnh, tranh ảnh, phông màn,..
x
  • Trạm bơm nước 
x
  • Bể bơi các loại 
x
  • Các nơi khác 
x

4. Nguyên tắc chung trong TCVN 9207:2012

4.1 Khả năng tiếp cận theo TCVN 9207:2012

Tất cả các đường dẫn điện cần được bố trí sao cho dễ dàng bảo dưỡng, kiểm tra và tiếp cận các mối nối của đường dẫn.

4.2 Khả năng nhận biết theo TCVN 9207:2012

4.2.1 Hệ thống đường dẫn điện cần được bố trí và đánh dấu sao cho có thể dễ dàng nhận biết để thử nghiệm, kiểm tra, sửa chữa hoặc thay đổi hệ thống lắp đặt.

4.2.2 Nhận dạng pha của dây dẫn theo TCVN 9207:2012

TCVN 9207:2012 quy định, với mạng điện xoay chiều 3 pha:

  • Pha A được sơn màu vàng
  • Pha B được sơn màu xanh lá cây
  • Pha C được sơn màu đỏ
  • Dây trung tính được sơn màu trắng đối với mạng điện trung tính cách ly và sơn đen đối với mạng điện trung tính nối đất trực tiếp.
  •  Dây nối đất bảo vệ phải được đánh dấu bằng một trong hai phương pháp sau nếu như được cách điện:
    • Màu vàng hoặc xanh lục trên suốt chiều dài dây. Bên cạnh đó, đánh dấu bằng màu xanh da trời nhạt ở các đầu nối.
    • Đánh dấu bằng màu xanh da trời trên suốt chiều dài dây. Bên cạnh đó, đánh dấu bằng màu vàng hoặc xanh lục tại các đầu nối.

4.3 Các ruột dây dẫn điện (lõi cứng, lõi mềm) có tiết diện không nhỏ hơn các trị số quy định ở bảng 2 của TCVN 9207:2012

4.4 Hệ thống đường dẫn điện cần được độc lập về cơ và điện với các hệ thống khác. Đồng thời, phải bảo đảm dễ dàng sửa chữa, thay thế khi cần thiết. 

4.5 Theo TCVN 9207:2012 hỗ nối hoặc chỗ rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện cần đảm bảo đủ tiêu chuẩn dẫn điện như một dây dẫn, cáp điện liên tục. Đồng thời, không được chịu lực tác dụng từ bên ngoài.

4.6 Theo TCVN 9207:2012, cho phép đặt chung dây dẫn, cáp điện (trừ trường hợp dự phòng) trong ống thép và các loại ống khác có độ bền cơ học tương tự, trong các máng cáp, hộp cáp và mương kín, trong các kết cấu xây dựng nhà khi:

  • Tất cả các mạch cùng tổ máy
  • Các mạch kiểm tra và mạch động lực của một số tủ điện, bảng điện, bảng và bàn điều khiển có liên quan về công nghệ
  • Một số nhóm có mạch thuộc cùng một mạch chức năng với tổng tiết diện cáp điện, dây dẫn không vượt quá 35% so với tiết diện của mặt cắt hộp, ống, máng và mương kín

4.7 Các mạch điện làm việc, mạch điện dự phòng, mạch điện chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố không được đặt chung trong một ống, một máng hay một hộp theo quy định TCVN 9207:2012 

4.8 Đường kính trong của ống không được nhỏ hơn 11mm khi đặt hai hay nhiều dây dẫn trong một ống.

4.9 Không được đặt một dây pha điện xoay chiều trong ống cách điện có vỏ bọc bằng thép hoặc trong ống thép nếu tải dòng điện danh định lớn hơn 25A theo yêu cầu của TCVN 9207:2012

Bảng 2: Tiết diện tối thiểu của ruột cáp điện và dây dẫn trong đường dẫn điện

Tên đường dây Tiết diện tối thiểu của ruột dây dẫn và cáp điện (mm2)
Đồng Nhôm
Lưới điện nhóm chiếu sáng không có ổ cắm.  1,5 2,5
Lưới điện nhóm ổ cắm, lưới điện nhóm chiếu sáng có ổ cắm điện 2,5 4
Lưới điện phân phối động lực.  2,5 4
Đường dây từ tủ điện tầng đến tủ điện các phòng 4 6
Đường dây trục đứng cấp điện cho một hoặc một số tầng 6 10

4.10 Khi đặt cáp điện hoặc ống luồn dây dẫn phải bảo đảm ống có độ dốc đủ để nước chảy về phía thấp nhất và thoát ra ngoài. Tuyệt đối không được để nước thấm vào hoặc đọng trong ống.

4.11 Theo TCVN 9207:2012, cho phép dùng ống hình bầu dục, bẹt nhưng cần đảm bảo đường kính lớn của ống không vượt quá 10% so với đường kính nhỏ của ống.

4.12 Phải dũa tròn miệng ống hoặc lắp thêm phụ tùng đệm để lớp cách điện của dây dẫn không bị hỏng do cọ xát với miệng ống. Các phụ tùng nối ống không được chịu lực từ các tác động bên ngoài.

4.13 Các hộp nối dây hoặc các hộp rẽ nhánh, đường kính luồn cáp điện, luồn dây dẫn, bán kính và số lượng uốn cong đoạn ống cần được đảm bảo luồn và thay thế dây dẫn, cáp điện được dễ dàng. Bán kính uốn cong của cáp cần tuân theo TCVN 9207:2012 trong bảng dưới đây:

Bảng 3: Quy định về bán kính cong tối thiểu của cáp

Cáp điện Lớp bọc Đường kính ngoài của cáp (mm) Bán kính cong tối thiểu của cáp
Cách điện cao su, XLPE hoặc PVC  Không bọc thép  Đến 10 3
Lớn hơn 10 và đến 25 4
Lớn hơn 25  6
Cách điện cao su, XLPE hoặc PVC  Bọc thép  Bất kỳ 6
Cách điện PVC, XLPE lõi nhôm cứng hoặc đồng Không bọc thép hoặc bọc thép Bất kỳ 6
Cách điện bằng giấy tẩm dầu Bọc chì  Bất kỳ 6
Cách điện bằng chất khoáng  Bọc nhôm hoặc đồng có hoặc không có PVC Bất kỳ 6

4.14 TCVN 9207:2012 quy định tất cả các mối nối và rẽ nhánh cáp điện, dây dẫn cần được thực hiện trong hộp nối dây và hộp rẽ nhánh.

4.15 Phải đảm bảo an toàn về điện và phòng chống cháy cho các hộp nối dây và hộp rẽ nhánh theo TCVN 9207:2012. Kết cấu hộp phải phù hợp với môi trường, phương pháp đặt, cấu tạo hộp. Đồng thời, vị trí đặt hộp phải dễ dàng kiểm tra và sửa chữa khi cần thiết.

4.16 Khi dây dẫn hoặc cáp điện xuyên móng, sàn nhà, tường, trần nhà phải luồn trong ống thép hoặc loại ống có độ cứng tương tự. Đường kính trong của ống phải lớn hơn 1,5 lần so với đường kính ngoài của cáp điện hoặc dây dẫn dựa trên TCVN 9207:2012.

4.17 Khi đường dẫn điện đi qua khe co giãn, khe lún, phải có biện pháp để chống bị hư hỏng.

4.18 Khi dùng dây thép treo cáp điện, không được cho dây treo chịu một lực lớn hơn 1/4 ứng lực làm đứt dây thép đó.

4.19 Theo TCVN 9207:2012, những bộ phận bằng kim loại của đường dẫn điện (kết cấu hộp, thang cáp, máng cáp, giá đỡ, ống luồn dây dẫn,…) cần phải được bảo vệ chống bị ăn mòn và thích hợp với môi trường.

4.20 Những bộ phận bằng kim loại không mang điện của đường dẫn điện (kết cấu hộp, thang cáp, máng cáp, giá đỡ, ống luồn dây dẫn,…) phải được nối đất bảo vệ hoặc nối trung tính.

5. Lựa chọn kiểu đường dẫn điện, dây dẫn và cáp điện, phương pháp lắp đặt theo TCVN 9207:2012

5.1 Theo TCVN 9207:2012, đường dẫn điện phải phù hợp với tính chất sử dụng, đặc điểm kiến trúc công trình, điều kiện môi trường cũng như các yêu cầu về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy. Tại những nơi có nguy hiểm về cháy phải theo các yêu cầu.

5.2 Loại đường dẫn điện, phương pháp đặt cáp điện, dây dẫn theo điều kiện môi trường được chọn. Nếu có nhiều điều kiện đặc trưng của môi trường thì đường dẫn điện phải thỏa mãn tất cả các điều kiện đó.

5.3 Theo TCVN 9207:2012, đối với các phụ tải phục vụ công tác phòng hỏa cứu hỏa, thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn phải dùng cáp điện và dây dẫn có lớp vỏ là vật liệu chống cháy. Cụ thể bao gồm: Đèn thoát hiểm, bơm nước cứu hỏa, khối xử lý trung tâm báo cháy và chữa cháy tự động, thang máy, quạt tăng áp thang,… 

5.4 Theo chuẩn TCVN 9207:2012, cách điện của cáp điện, dây dẫn dùng trong đường dẫn điện phải phù hợp với điện áp danh định của lưới điện. Đồng thời, nó còn phải phù hợp với hình thức đặt và điều kiện môi trường. Cách điện của dây dẫn và vỏ bảo vệ của dây dẫn cáp điện cũng cần phải thỏa mãn những yêu cầu liên quan tới thiết bị.

5.5 Dây trung tính cần phải có cách điện như dây pha.

5.6 Cho phép đặt cáp điện có vỏ chì, vỏ cao su, nhôm, chất dẻo ở các phòng có nguy hiểm về cháy, phòng ẩm, phòng rất ẩm và phòng có nhiệt độ không quá 40 độ C.

5.7 Theo TCVN 9207:2012, phải dùng cáp điện, dây dẫn có lớp cách điện và vỏ bọc có khả năng chịu được nhiệt độ cao hoặc cần phải giảm bớt phụ tải của dây dẫn và cáp điện ở những nơi có nhiệt độ từ 40 độ C trở lên.

5.8 Với các hệ thống lắp đặt điện ngoài nhà và trong các phòng ẩm, rất ẩm, vỏ bọc cách điện của cáp điện, dây dẫn, các giá đỡ cách điện,các ống, các kết cấu treo, khay cáp, thang cáp và hộp cáp,… phải có khả năng chịu ẩm ướt.

5.9 TCVN 9207:2012 cũng quy định không được dùng các hình thức đặt cáp điện, dây dẫn dễ bị bám bụi hoặc khó làm sạch bụi trong các phòng có bụi.

6. Đường dẫn điện đặt hở trong nhà theo TCVN 9207:2012

6.1 Dây dẫn được bọc cách điện không có bảo vệ, đặt hở trực tiếp trên các bề mặt, sứ đỡ, puli, kẹp, treo dưới dây căng, trong khay cáp, trên thang cáp… theo TCVN 9207:2012 phải được thực hiện như sau:

  • Phải đặt ở độ cao ít nhất 2m so với mặt sàn hoặc mặt bàn làm việc khi điện áp trên 42V trong phòng ít nguy hiểm và khi điện áp đến 42V trong các phòng bất kì.
  • Phải đặt ở độ cao tối thiểu là 2,5m so với mặt sàn hoặc mặt bàn làm việc khi điện áp trên 42V trong phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm.

Không phải thực hiện các yêu cầu trên nếu đường dây đi xuống ổ cắm điện, công tắc đèn, thiết bị điều khiển và bảo vệ, đèn, bảng tủ điện và các thiết bị dùng điện khác đặt trên tường.

Khi cáp điện, dây dẫn xuyên sàn nhà và đặt hở thẳng đứng (hoặc chéo) theo tường nhà, phải được bảo vệ tránh va chạm ở độ cao ít nhất 1,5m so với mặt sàn theo như yêu cầu trong TCVN 9207:2012.

6.2 Không quy định độ cao đặt dây dẫn trong ống cách điện có vỏ bọc bằng kim loại, dây dẫn có vỏ bảo vệ, dây dẫn và cáp điện trong ống thép hoặc ống mềm bằng kim loại.

6.3 Theo TCVN 9207:2012, khi đặt hở, dây dẫn và cáp điện không có vỏ bảo vệ, dây dẫn và cáp điện có vỏ bảo vệ bằng vật liệu cháy, khoảng cách từ vỏ dây dẫn, cáp điện đến các chi tiết bằng vật liệu cháy, các bề mặt đặt các kết cấu ít nhất 10 mm. Nếu không đảm bảo được khoảng cách trên, chúng phải ngăn bằng lớp vật liệu không cháy (fibro xi măng, vữa xi măng, …) có độ dày ít nhất 3mm theo yêu cầu trong TCVN 9207:2012.. 

6.4 Phải dùng vải nhựa hoặc băng dính quấn dây dẫn để tránh dây buộc làm hỏng lớp cách điện của dây dẫn tại những chỗ buộc dây dẫn. Buộc dây dẫn vào sứ đỡ hoặc puli, phải dùng dây đồng mềm, dây thép mềm không gỉ hoặc các loại dây khác có độ bền tương tự và không bị hư hỏng do tác động của môi trường.

6.5 TCVN 9207:2012 quy định cáp điện có vỏ nhôm, vỏ chì, vỏ cao su, vỏ chất dẻo,… được phép đặt hở với các điều kiện ở nơi không có các tác động cơ lý, không có động vật gặm nhấm phá hoại, không có các chất ăn mòn. 

6.6 Theo TCVN 9207:2012, khoảng cách từ ống (hộp) đến bề mặt các cấu kiện, các chi tiết bằng vật liệu khó cháy hoặc cháy không được nhỏ hơn 10mm. Trong trường hợp không đảm bảo được khoảng cách trên, phải có một lớp ngăn bằng lớp vật liệu không cháy (fibro xi măng, vữa xi măng,…) có độ dày ít nhất 3mm. 

6.7 Độ cao từ mặt sàn đến mặt dưới của hộp không được nhỏ hơn 2m trong các phòng rất ẩm.

6.8 Độ cao từ mặt sàn tới mặt dưới của thang cáp,máng cáp không được nhỏ hơn 2m theo yêu cầu của TCVN 9207:2012. Còn đối với phòng kỹ thuật điện, phòng của nhân viên quản lý vận hành điện, độ cao đặt máng không quy định. 

7. Đường dẫn điện đặt kín trong nhà theo TCVN 9207:2012

7.1 Phải ngăn cách về mọi phía bằng 1 lớp vật liệu không cháy đối với cáp điện và dây dẫn có vỏ bằng vật liệu cháy khi đặt trong các rãnh kín, dưới các lớp gỗ ốp tường hoặc trong các kết cấu xây dựng bằng vật liệu cháy.

7.2 TCVN 9207:2012 nêu rõ, lỗ hổng của các kết cấu xây dựng, các hộp, ống khi đặt kín các hộp, ống bằng vật liệu khó cháy trong các hốc kín phải được ngăn cách về mọi phía với các bề mặt của các chi tiết, cấu kiện bằng vật liệu cháy bằng một lớp vật liệu không cháy có độ dày ít nhất 10 mm.

7.3 Tuyệt đối không được đặt cáp điện, dây dẫn trong ống thông hơi. Ở chỗ dây cáp điện, dây dẫn giao chéo với ống thông hơi phải đặt chúng trong ống thép hoặc ống fibro ximăng, ống sành, sứ,… 

7.4 Cáp điện và dây dẫn có hoặc không có vỏ bảo vệ cháy được khi đặt dưới các lớp ốp tường bằng vật liệu dễ cháy hoặc trong các hộp gỗ, cháy phải được đặt trên các vật đỡ cách điện không cháy và phải đảm bảo cách các bề mặt bằng vật liệu dễ cháy, cháy ít nhất 10mm nếu không thực hiện được các yêu cầu theo điều 8.4 của TCVN 9207:2012.

7.5 Phải nối ống bằng mối nối ren hoặc hàn thật chắc chắn khi đặt ống luồn cáp điện, dây dẫn trong các kết cấu bê tông liền khối hoặc các kết cấu xây dựng đúc sẵn.

7.6 Theo TCVN 9207:2012, không được phép đặt ngầm trực tiếp cáp điện, dây dẫn không có vỏ bảo vệ trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà tại những nơi có thể bị đục lỗ hoặc đóng đinh.

7.7 Không được phép đặt ngầm trực tiếp trong hoặc dưới lớp vữa trát, các loại dây dẫn cáp điện mà vỏ cách điện và vỏ bảo vệ bị tác hại do lớp vữa.

7.8 Dựa theo TCVN 9207:2012, không được phép đặt đường dẫn điện ngầm trong tường chịu lực khi bề sâu của rãnh chôn lớn quá ⅓ so với bề dày tường.

8. Đường dẫn điện trong tầng giáp mái theo TCVN 9207:2012

8.1 Có thể dùng những hình thức đặt đường dẫn điện trong tầng giáp mái theo TCVN 9207:2012 như sau:

  • Đặt hở:
    • Cáp điện, dây dẫn luồn trong ống, cáp điện và dây điện có vỏ bảo vệ bọc ngoài bằng vật liệu khó cháy, không cháy đặt ở độ cao bất kỳ.
    • Phải đặt dây dẫn một ruột bọc cách điện không có vỏ bảo vệ bắt trên sứ đỡ hoặc puli ở độ cao không tối thiểu 2,5m. Phải bảo vệ tránh các va chạm khi đặt ở độ cao nhỏ hơn 2,5m.
  • Đặt kín trong trần nhà và tường bằng vật liệu không cháy, dưới hoặc trong lớp vữa trát ở độ cao bất kì.

8.2 Khi đặt hở trong tầng giáp mái phải dùng cáp điện, dây điện ruột đồng.

8.3 Trong các nhà có mái và trần bằng vật liệu không cháy được phép dùng dây dẫn cáp điện ruột nhôm. Bên cạnh đó, phải đặt trong ống thép hoặc phải đặt kín trong mái và tường bằng vật liệu không cháy. 

8.4 Phải theo các điều 6.11, 6.12, 6.17, 6.18, 6.22, 6.23 khi đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thép theo TCVN 9207:2012.

8.5 Cho phép đường dẫn điện rẽ nhánh trong tầng giáp mái tới các thiết bị đặt ở ngoài. Tuy nhiên, phải dùng ống thép đặt kín hoặc đặt hở trong tường và mái bằng vật liệu không cháy. 

8.6 Phải thực hiện việc nối dây hoặc rẽ nhánh của tầng giáp mái trong các hộp nối dây và hộp rẽ nhánh bằng kim loại theo TCVN 9207:2012.

8.7 Phải đặt bên ngoài tầng áp mái các thiết bị điều khiển, bảo vệ đèn chiếu sáng và các khí cụ điện khác của tầng giáp mái.

8.8 Theo TCVN 9207:2012, phải luồn trong ống cách điện bằng vật liệu không cháy đối với cáp điện, dây dẫn xuyên qua trần nhà bằng vật liệu cháy, dễ cháy lên tầng giáp mái.

9. Đường dẫn điện ngoài nhà theo TCVN 9207:2012

9.1 Dây dẫn đặt ngoài nhà tại những nơi có người thường lui tới phải được che chắn, bố trí chống va chạm.

9.2 Dựa trên TCVN 9207:2012, tại những nơi nói trên, dây dẫn đặt hở theo tường hoặc các kết cấu xây dựng khác phải có khoảng cách ít nhất là: 

  • Theo phương nằm ngang:
    • Trên ban công, mái nhà là 2,5m
    • Trên cửa sổ là 0,5m
    • Dưới ban công là 1,0m
    • Dưới cửa sổ (kể từ bậu cửa) là 1,0m
  • Theo phương thẳng đứng
    • Đến cửa sổ là 0,75m
    • Đến ban công là 1,00m
  • Cách mặt đất là 2,75m

9.3 Khoảng cách từ dây dẫn treo trên cột gần nhà đến cửa sổ và bạn công khi bị gió thổi lệch đi nhiều nhất lớn hơn 1,5m theo yêu cầu TCVN 9207:2012. 

9.4 Dây dẫn bọc cách điện nếu không có vỏ bảo vệ đặt ngoài nhà thì về mặt tiếp xúc sẽ được coi coi như dây trần. 

9.5 Khoảng cách giữa các dây dẫn với nhau tối thiểu là 100 mm khi khoảng cách cố định dây đến 6m. Đồng thời, tối thiểu là 150mm khi khoảng cách cố định dây lớn quá 6 m, theo chuẩn TCVN 9207:2012.

9.6 Khoảng cách từ mặt đường đến dây dẫn khi giao chéo với đường xe cơ giới trong khu công trình tối thiểu là 4,5m, ở lối đi tối thiểu là 3,5m theo TCVN 9207:2012.

9.7 Phải quét nhựa đường hoặc mạ kẽm chống gỉ đối với ống thép đặt dưới đất.

9.8 Đầu vào nhà xuyên tường phải được luồn trong ống cách điện không cháy. Đồng thời, nó phải có cấu tạo tránh nước đọng và chảy vào nhà.

9.9 Theo yêu cầu TCVN 9207:2012, khoảng cách từ dây dẫn của đường dẫn điện trên không đến mặt đất, trước khi vào nhà tối thiểu là 2,75m.

9.10 Khoảng cách giữa các dây dẫn ở đầu vào nhà với nhau và từ phần nhô ra của nhà tới các dây dẫn gần nhất không được nhỏ hơn 200mm theo yêu cầu của TCVN 9207:2012.

9.11 Đầu vào nhà được phép xuyên qua mái. Tuy nhiên, nó phải đặt trong ống thép và phải đảm bảo khoảng cách từ vật cách điện đỡ dây của đầu vào đến mái tối thiểu là 2,75m.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn TCVN 9207:2012 quy định với những công trình thấp tầng (nhà lưu động, các gian bán hàng, ki ốt,…) mà trên mái không có người lui tới, khoảng cách từ dây dẫn vào nhà và rẽ nhánh tới mái tối thiểu là 0,5m. Tại đây, khoảng cách từ mặt đất đến dây dẫn tối thiểu là 2,75 m.

10. Chọn tiết diện đường dẫn điện theo TCVN 9207:2012

10.1 Theo TCVN 9207:2012, tiết diện đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng phải được lựa chọn theo điều kiện phát nóng đã cho phép. Cần kiểm tra lại theo điều kiện tổn thất điện áp và điều kiện phối hợp với thiết bị bảo vệ (Tuân theo Phần I: Quy định chung điều I.3.4 và I.3.9 trong quy phạm trang bị điện).

10.2 Dòng điện lâu dài cho phép của cáp điện, dây dẫn không được vượt quá các trị số quy định của nhà sản xuất. Trong trường hợp không có quy định của nhà sản xuất thì phải áp dụng giá trị dòng điện cho phép theo tiêu chuẩn này và hiệu chỉnh theo phương pháp lắp đặt, nhiệt độ môi trường. 

10.3 Dòng điện cho phép của dây cáp điện, dây dẫn và hệ số hiệu chỉnh dòng điện cho phép theo phương pháp lắp đặt, nhiệt độ môi trường tại phụ lục A, B, C, D của tiêu chuẩn TCVN 7447-5- 52:2010 , Phần 5-52: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Hệ thống đi dây trong hệ thống lắp đặt điện hạ áp.

10.4 Theo TCVN 9207:2012, khi đường dẫn điện được bảo vệ bằng cầu chảy thì dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn cần thỏa mãn điều kiện sau: Icp K.IdcKhc

Trong đó: 

  • Icp  là dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn ở điều kiện tiêu chuẩn (A)
  • Idc là dòng điện định mức của dây chảy (A)
  • Khc là hệ số hiệu chỉnh dòng điện lâu dài của cáp điện, dây dẫn theo phương pháp lắp đặt, nhiệt độ môi trường và số mạch làm việc song song.
  • K =1,1 nếu Idc 25 (A), K =1,21 nếu 10 Idc 25, K =1,1 nếu Idc 10

10.5 Trong trường hợp đường dẫn điện được bảo vệ bằng Aptomat thì dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn theo TCVN 9207:2012 phải thỏa mãn các điều kiện sau: Icp IApKhc

Trong đó: 

  • IAp là dòng điện định mức của Aptomat (A)
  •  Khc là hệ số hiệu chỉnh dòng điện lâu dài của cáp điện, dây dẫn theo phương pháp lắp đặt, nhiệt độ môi trường và số mạch làm việc song song.

Trên đây là những nội dung quan trọng trong TCVN 9207:2012 bạn cần nắm rõ để lắp đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Để đường dây dẫn, cáp điện được bảo vệ khỏi những tác nhân từ môi trường xung quan, việc lắp đặt hệ thống thang cáp, máng cáp, khay cáp là điều vô cùng cần thiết. Khi thực hiện lắp đặt theo TCVN 9207:2012 sẽ giúp người dùng tránh được những sự cố trong thi công và sử dụng. Đồng thời, người dùng cũng có thể dễ dàng kiểm soát, sửa sửa và thay thế hệ thống dây dẫn, cáp điện trong công trình của mình.

Để tìm hiểu thêm các thông tin bổ ích khác hoặc tìm hiểu về các sản phẩm trunking máng cáp, khay cáp, thang cáp điện, Máng lưới, Phụ kiện máng cáp Cable Trunking bạn có thể truy cập vào website https://bestray.com/.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

thang máng cáp

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray
Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Bestray JSC
Bestray JSChttps://bestray.com/
Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường
RELATED ARTICLES
MẠNG XÃ HỘI
82FansLike
141FollowersFollow
147SubscribersSubscribe
BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -
Google search engine
BÀI VIẾT ĐỀ XUẤT