Thứ Bảy, 04 - 05 - 2024
bestray
Trang chủCẩm nangĐiện công nghiệpThiết kế lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN...

Thiết kế lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Tiêu chuẩn TCVN 394:2007 khi thiết kế lắp đặt thiết bị điện cho tòa nhà trong Xây dựng Việt Nam TCXDVN 394: 2007 thì: “Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – Phần an toàn điện” dựa trên Tiêu chuẩn quốc tế IEC 60364 để biên soạn và được ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng vào ngày 24 tháng 4 năm 2007. Theo dõi bài viết của Bestray để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn TCVN 394:2007

1. Vấn đề chung

1.1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 394:2007

Tiêu chuẩn TCVN 394:2007 thiết kế, lắp đặt và nghiệm thu thiết bị điện được lắp đặt trong các công trình xây dựng – Phần an toàn điện (còn được gọi tắt là TCĐ trong nhà) áp dụng cho các loại tòa nhà. Dùng điện áp xoay chiều cấp hạ áp khi trang bị điện cho các tòa nhà (từ 1.000V trở xuống).

1.2. Mục tiêu của tiêu chuẩn TCVN 394:2007

TCĐ trong nhà đề ra các quy tắc nghiêm ngặt khi thiết kế và lắp đặt thiết bị điện trong các toà nhà theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007 với 2 mục tiêu cụ thể như sau:

  • Bảo đảm an toàn cho cả con người và thiết bị
  • Bảo đảm thiết bị điện khi chọn lắp đặt sẽ vận hành ổn định và đáp ứng được yêu cầu sử dụng

Trong thiết kế lắp đặt thiết bị điện cho tòa nhà theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007 đều có nguyên tắc cơ bản và cần phải tuân thủ cũng như thực hiện các biện pháp để thực hiện các nguyên tắc cơ bản đó.

1.3. Các tài liệu viện dẫn

  • QCXDVN – Phần III, chương 14: Trang bị điện trong công trình (XB 1997)
  • TCXD 25:1991: Đặt đường b dẫn điện trong nhà ở, công trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế
  • TCXD 27:1991: Đặt thiết bị điện trong nhà ở, công trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế
  • TCXDVN 263:2002: Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp
  • Quy phạm trang bị điện: 11TCN 18-2006 đến 11/TCN – 21- 2006

1.4. Thuật ngữ và định nghĩa trong tiêu chuẩn TCVN 394:2007

Để hiểu đúng nội dung và cách thực hiện của tiêu chuẩn TCVN 394:2007, cần thống nhất một số thuật ngữ và định nghĩa cụ thể như sau:

1.4.1. Tòa nhà

Tòa nhà là thuật ngữ bao gồm các công trình công nghiệp và dân dụng theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007.

Các công trình dân dụng

  • Nhà ở theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007 bao gồm: Nhà nhiều căn hộ, nhà ở tập thể, nhà ở gia đình, nhà trọ, nhà khách, khách sạn và các loại nhà dành cho các đối tượng đặc biệt.
  • Các công trình công cộng tuân theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007 bao gồm như: Công trình văn hóa, công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thể dục thể thao, công trình thương nghiệp, dịch vụ, công trình phục vụ an ninh, nhà phục vụ giao thông, văn phòng, trụ sở, nhà làm việc, nhà phục vụ thông tin liên lạc, các công trình công cộng khác (như công trình tôn giáo),…
  • Công trình công nghiệp thi công theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007 như: Nhà kho, xưởng sản xuất, công trình phụ trợ, công trình kỹ thuật phụ thuộc.
tcvn 394:2007
Lắp đặt điện trong tòa nhà

1.4.2. Trang thiết bị điện lắp đặt trong tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007

Bao gồm tập hợp các dây dẫn và thiết bị điện có những đặc tính phối hợp với nhau.

1.4.3. Phần mang điện

Theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007, phần mang điện bao gồm các bộ phận bằng kim loại của dây dẫn, thiết bị có điện áp có dây dẫn hoặc thiết bị làm việc bình thường.

Một số thuật ngữ quen thuộc khác khi thiết kế và lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 như: Vỏ kim loại của thiết bị điện, tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp, sự cố chạm vỏ, điện giật, sự cố ngắn mạch, tác động của dòng điện xoay chiều tần số 15 – 100HZ khi đi qua cơ thể người theo cường độ dòng điện, ngưỡng rung tâm thất, ngưỡng cảm nhận được, ngưỡng phản xạ, ngưỡng co cứng cơ, máy cắt hạ áp, thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư, quá dòng điện, dòng điện rò, dòng điện dư, dây tải điện, dây bảo vệ, dòng điện dư tác động định mức, hiện tượng rung tim, điện áp tiếp xúc,…

lắp đặt thiết bị điện
Vỏ tủ điện

2. Đặc điểm

2.1. Nguồn cung cấp điện

Cần phải xác định nhu cầu công suất và tính toán chính xác cho toàn bộ toà nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007, trong đó cần chú ý đến hệ số đồng thời.

Cần tìm hiểu lưới điện phân phối bên ngoài tòa nhà, trong đó cần chú ý đến dòng điện ngắn mạch tại đầu vào và khả năng cung cấp công suất của trang bị điện tòa nhà theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007.

Các đặc tính của nguồn điện nêu trên đều phải được tính toán và xác định trong trường hợp cấp điện bằng trung áp qua máy trung / hạ áp của công trình tòa nhà theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007. Và trong trường hợp cấp điện bằng cấp hạ áp của lưới điện phân phối công cộng hoặc các máy phát điện riêng của công trình.

Việc xác định các đặc tính của nguồn điện khi thiết kế lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 được tiến hành với nguồn cung cấp điện chính, cũng như dự phòng và đảm bảo an toàn khi có sự cố hoặc đối với nguồn cung cấp điện dự phòng thay thế.

TCVN 394:2007
Nguồn cung cấp điện tòa nhà

2.2. Lựa chọn sơ đồ nối đất

Để thực hiện việc thiết kế lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 đúng quy trình, bạn cần phải lựa chọn sơ đồ nối đất sao cho phù hợp với tòa nhà chuẩn bị thi công.

2.3. Phân chia các mạch điện

Khi trang bị những thiết bị điện lắp đặt của tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 phải phân chia thành nhiều mạch điện khác nhau, nhằm mục đích:

  • Hạn chế hậu quả khi gặp phải các sự cố không mong muốn
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thử nghiệm và sửa chữa công trình
  • Hạn chế dòng điện rò rỉ xuất hiện trong dây bảo vệ của mỗi mạch điện

2.4. Sự tương hợp của các thiết bị

Nếu một thiết bị điện trong công trình lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 có thể gây ảnh hưởng xấu tới các thiết bị không phải là điện hoặc các thiết bị điện khác thì phải có biện pháp giải quyết thích hợp. Theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007, bạn cũng cần lưu ý đến ảnh hưởng qua lại giữa mạch điện lực với mạch thông tin liên lạc, ảnh hưởng khi khởi động một động cơ điện, dòng điện rò rỉ của các thiết bị thông tin,…

2.5. Khả năng bảo dưỡng và sửa chữa

Tìm hiểu khả năng bảo dưỡng và sửa chữa khi lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 trong vận hành về mặt thời hạn và chất lượng. Vấn đề này liên quan đến trình độ lắp đặt của nhân viên vận hành, điều kiện làm việc của nhân viên và liên quan đến việc có thể cung cấp thiết bị, vật liệu thay thế.

3. Bảo vệ chống điện giật do hoả hoạn

3.1. Các loại sơ đồ nối đất

Mỗi sơ đồ nối đất khi thiết kế lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 có tính chất khác nhau. Trong từng công trình thi công cụ thể, phải căn cứ vào yêu cầu của mỗi công trình sau đó đối chiếu với tính chất của các sơ đồ để lựa chọn sơ đồ nối đất sao cho thích hợp nhất. Bestray xin gợi ý một vài loại sơ đồ cụ thể trong tiêu chuẩn TCVN 394:2007 như:

3.1.1. Sơ đồ nối đất IT

  • Điểm trung tính của nguồn cung cấp điện cho sơ đồ này chính là nối đất hoặc cách ly với đất qua một tổng trở lớn hàng ngàn ôm
  • Vỏ kim loại của thiết bị lắp đặt tại nơi sử dụng điện và thực hiện nối đất trực tiếp

3.1.2. Sơ đồ TT

  • Điểm trung tính của nguồn cấp điện cho sơ đồ này chính là nối đất trực tiếp
  • Vỏ kim loại của thiết bị lắp đặt tại nơi sử dụng điện và thực hiện nối đất trực tiếp
  • Dây trung tính ở phía sau của RCD không được nối đất

3.1.3. Sơ đồ TN

  • Điểm trung tính của nguồn cấp điện cho sơ đồ này chính là nối đất trực tiếp
  • Các vỏ kim loại của thiết bị điện tiêu chuẩn TCVN 394:2007 tại nơi sử dụng điện nối với điểm trung tính của nguồn cung cấp điện

3.2. Bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp

Trong tiêu chuẩn TCVN 394:2007 cho dù là sơ đồ nối đất nào thì khi tiếp xúc trực tiếp với trị số điện áp thường dùng (110V, 230V, 400V) con người sẽ bị điện giật. Do đó, biện pháp bảo vệ chống điện giật khi lắp đặt cho tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 do tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp bạn tránh khỏi rủi ro này. Một vài phương pháp bạn có thể tham khảo như:

  • Bảo vệ chống điện giật bằng cách bọc cách điện các phần mang điện
  • Bảo vệ chống điện giật bằng rào chắn hoặc hộp cách điện
  • Bảo vệ chống điện giật bằng cách sử dụng vật cản
  • Bảo vệ chống điện giật bằng cách đặt ngoài tầm với
  • Bảo vệ chống điện giật dự phòng bổ sung bằng thiết bị bảo vệ theo dòng điện dư (RCD)
TCVN 394:2007
Lắp đặt điện dưới tầng hầm trong tòa nhà giúp chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp

3.3. Bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp

Khi thiết bị điện lắp đặt cho tòa nhà theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007 hoạt động bình thường, khi đó vỏ kim loại của thiết bị không có điện, người tiếp xúc vào vỏ sẽ không bị điện giật.

Theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007 khi thiết bị xảy ra sự cố chạm vỏ (hỏng cách điện chính), vỏ kim loại của thiết bị sẽ có điện và lúc này người tiếp xúc vỏ điện sẽ bị điện giật. Một vài phương pháp bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp bạn có thể tham khảo như:

  • Tự động ngắt nguồn cấp điện
  • Sử dụng thiết bị có cách điện cấp II
  • Sử dụng thảm và tường cách điện
  • Cách ly mạch điện
  • Mạng đẳng thế tại chỗ
  • Chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp

3.4. Bảo vệ chống hỏa hoạn do nguyên nhân điện

Theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007, hoả hoạn do nguyên nhân điện xảy ra từ những hiện tượng như: Các mối nối không chặt, dây dẫn điện bị ngắn mạch, hình thành đường rò điện, dây dẫn điện bị quá tải, lựa chọn sơ đồ nối đất không thích hợp.

4. Chọn và lắp đặt các thiết bị điện theo TCVN 394:2007

4.1. Các quy tắc chung khi chọn và lắp đặt

Khi lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 phải thoả mãn các quy định về vận hành và các biện pháp bảo vệ để bảo đảm an toàn theo mục tiêu sử dụng đã đề ra, các quy định phù hợp với các điều kiện bên ngoài đã dự tính trước đó. Các trang thiết bị điện phải được lựa chọn và lắp đặt sao cho đáp ứng được các quy tắc sau đây:

  • Phù hợp với các tiêu chuẩn
  • Đáp ứng được các điều kiện làm việc và các ảnh hưởng bên ngoài
  • Khả năng tiếp cận cao
  • Nhận dạng tốt hệ thống đường dẫn điện, dây trung tính, dây dẫn điện và dây bảo vệ, các sơ đồ điện, các thiết bị bảo vệ
  • Tính độc lập của các thiết bị
Thiết kế lắp đặt thiết bị điện tòa nhà
Chọn và lắp đặt các thiết bị điện theo TCVN 394:2007

4.2. Các đường dẫn điện

Đối với các đường dẫn điện khi lựa chọn thiết kế lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 cần đảm bảo dòng điện cho phép chạy qua dây dẫn. Dòng điện của đường dây cho phép không được vượt quá các trị số quy định của nhà sản xuất và phải tính tới phương pháp lắp đặt, nhiệt độ môi trường.

4.3. Thiết bị cách ly, đóng cắt và điều khiển

Về phần này, bạn cần phải đảm bảo các biện pháp bảo vệ an toàn, các quy định để đảm bảo sự vận hành tốt khi thiết kế lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 và các quy định thích hợp với các điều kiện ảnh hưởng từ bên ngoài đã định trước đó. Các thiết bị phải được lựa chọn và lắp đặt theo các nguyên tắc được đề ra cũng như các quy định liên quan của tiêu chuẩn TCVN 394:2007.

4.4. Nối đất và các dây dẫn bảo vệ

Trị số điện trở dùng trong tiêu chuẩn TCVN 394:2007 để nối đất phải đảm bảo các yêu cầu về vận hành của các trang bị điện và các điều kiện về bảo vệ an toàn.

Theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007, các dây dẫn bảo vệ có thể kể đến như: các dây dẫn trong các cáp nhiều ruột, các dây dẫn trần hoặc được cách điện trong một vỏ bọc chung với các dây dẫn có điện, các vỏ kim loại. Ví dụ các vỏ bọc, các vỏ thép của một số cáp, các màn chắn, các dây dẫn riêng rẽ trần hoặc được cách điện, các ống kim loại hoặc các vỏ bọc kim loại khác của dây dẫn cùng một số các phần tử có tính dẫn điện.

5. Kiểm tra khi đưa vào vận hành theo lịch định kỳ

5.1. Kiểm tra khi đưa vào vận hành

Tất cả mọi trang thiết bị điện khi thiết kế lắp đặt cho tòa nhà theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007 đều phải được kiểm tra sau khi hoàn thành lắp đặt hoặc trong quá trình lắp đặt trước khi đưa vào vận hành.

Trong tiêu chuẩn TCVN 394:2007. Khi thay đổi hoặc mở rộng trang bị điện đã có sẵn trong tòa nhà thì bạn cung cần phải kiểm tra xem việc thay đổi hoặc mở rộng đó có ảnh hưởng xấu đến trang bị điện đã có trong tòa nhà hay không. Và việc kiểm tra này phải được thực hiện bởi một người có thẩm quyền và có chuyên môn.

Trong suốt quá trình kiểm tra thì phải tránh làm hư hỏng thiết bị và có biện pháp bảo vệ an toàn cho người kiểm tra. Theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007 trước khi thực hiện kiểm tra, phải cung cấp đầy đủ các văn bản, hồ sơ cần thiết cho người thực hiện kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm có 2 phần, cụ thể là:

  • Kiểm tra khi đưa và vận hành bằng cách quan sát bằng mắt
  • Kiểm tra khi đưa và vận hành bằng cách đo luồng điện hoặc tiến hành các thí nghiệm

5.2. Kiểm tra định kỳ trong khi vận hành

Việc kiểm tra định kỳ trong vận hành khi thiết kế lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 nhằm mục đích xem trang bị điện của tòa nhà có bị hư hỏng, xuống cấp sau một thời gian vận hành nhất định hay không.

Tiêu chuẩn TCVN 394:2007 yêu cầu nội dung kiểm tra bao gồm tối thiểu những hạng mục như sau:

  • Quan sát bằng mắt các biện pháp bảo vệ chống cháy, nổ, các biện pháp bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp và trực tiếp
  • Đo điện trở cách điện
  • Kiểm tra các dây bảo vệ có hoạt động liên tục không
  • Kiểm tra các mối nối
  • Sử dụng dòng điện dư để kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị bảo vệ
  • Kiểm tra các thiết bị bảo vệ thông qua dòng điện
  • Đo điện trở khi nối đất của công trình

5.3. Báo cáo kiểm tra

Theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007, sau khi tiến hành các công việc kiểm tra ban đầu, kiểm tra định kỳ thì người kiểm tra phải lập báo cáo và thực hiện kết quả kiểm tra, đưa ra nhận xét cũng như đánh giá kết quả kiểm tra sau cùng.

6. Các quy tắc lắp đặt thiết bị điện nơi đặc biệt

6.1. Mở đầu

Các quy định của về thiết kế lắp đặt thiết bị điện tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007 thay thế hoặc sửa đổi các quy định chung của các phần khác thuộc tiêu chuẩn này.

6.2. Các phòng có đặt một bồn tắm hoặc vòi hương sen

Tiêu chuẩn TCVN 394:2007 quy định các phòng có đặt một bồn tắm hoặc vòi hương sen áp dụng cho các khu vực xung quanh, mà ở đó khả năng dễ bị điện giật tăng lên rất cao do có sự tiếp xúc của thân thể với điện thế đất và điện trở của thân thể con người giảm.

Các quy định theo tiêu chuẩn TCVN 394:2007 này không áp dụng trong trường hợp các buồng tắm được chế tạo sẵn và thiết kế có ngăn hứng nước của vòi hương sen cũng như hệ thống thoát nước của riêng nó.

7. Tổng kết

Qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ thêm về cách thiết kế lắp đặt thiết bị điện cho tòa nhà tiêu chuẩn TCVN 394:2007. Bên cạnh đó, để giúp cho tiến độ công việc được hoàn thành đúng tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn thì bạn cần phải chọn lựa đơn vị thi công hệ thống máng cáp điện chất lượng. Bởi hệ thống này sẽ hỗ trợ và giúp ích rất nhiều cho công trình, bảo vệ đường dây điện, hệ thống cáp mạng và dây cáp một cách hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị sản xuất và cung cấp thang máng cáp chất lượng và uy tín thì hãy liên hệ ngay với Bestray.

Một số hình ảnh thang cáp, máng cáp, máng lưới, khay cáp Bestray sản xuất:

TCVN 394:2007

thiết bị điện tòa nhà

TCVN 394:2007

Công ty cổ phần Bestray là đơn vị chuyên về sản xuất và cung cấp hệ thống thang cáp, máng cáp điện, khay cáp điện, máng lưới, phụ kiện máng cáp điện đạt chuẩn chất lượng và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ thợ thi công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm và luôn nhiệt tình, chu đáo, chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Hotline 0909089678 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

thang máng cáp

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray
Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Bestray JSC
Bestray JSChttps://bestray.com/
Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường
RELATED ARTICLES
MẠNG XÃ HỘI
82FansLike
141FollowersFollow
147SubscribersSubscribe
BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -
Google search engine
BÀI VIẾT ĐỀ XUẤT