Thứ Năm, 09 - 01 - 2025
bestray
Trang chủCẩm nangĐiện công nghiệpTiêu chuẩn tcvn 4756:1989 về nối đất và nối không thiết bị...

Tiêu chuẩn tcvn 4756:1989 về nối đất và nối không thiết bị điện

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 về nối đất và nối không thiết bị điện được áp dụng cho thiết bị điện một chiều có giá trị điện áp lớn hơn 110V, và thiết bị điện xoay chiều có giá trị điện áp lớn hơn 42V. Tiêu chuẩn này giúp cho việc lắp đặt và sử dụng thiết bị điện được đảm bảo an toàn với các quy định rõ ràng, chặt chẽ. Vậy tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 là gì? Hãy cùng Bestray tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

1. Yêu cầu chung của TCVN 4756:1989

1.1. Theo TCVN 4756:1989, mạng điện xoay chiều có giá trị điện áp đến 1000V và có điểm trung tính nối đất trực tiếp hoặc cách ly. Các mạng điện một chiều có thể có điểm giữa cách ly hoặc nối đất trực tiếp. TCVN 4756:1989 đối với các nguồn điện một pha thì có thể có cả hai đầu ra cách ly hoặc một đầu ra nối đất trực tiếp.

Trong mạng điện một chiều ba dây và mạng điện ba pha bốn dây trong TCVN 4756:1989 bắt buộc phải nối đất trực tiếp điểm trung tính hoặc giữa nguồn điện.

1.2. Các thiết bị được cung cấp điện từ mạng có điện áp đến 1000V và có điểm trung tính nối đất trực tiếp, hoặc từ các mạng một chiều ba dây có điểm giữa nối đất trực tiếp. Cũng như từ các nguồn điện một pha có đầu ra nối đất trực tiếp cần phải được nối “không” trong TCVN 4756:1989.

1.3. Theo TCVN 4756:1989, đối với mạng điện có điện áp đến 1000V có điểm trung tính cách ly, hoặc các mạng điện một chiều có điểm giữa được cách ly với đất. Cũng như nguồn điện một pha có các đầu ra được cách ly với đất được sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị điện trong trường hợp có những yêu cầu về an toàn điện cao (khai thác than và mỏ, các thiết bị điện di động). Và phải nối đất kết hợp với kiểm tra cách điện của mạng đối với các thiết bị điện hoặc sử dụng máy cắt điện bảo vệ.

1.4. TCVN 4756:1989 cho phép nối đất đối với thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000V có điểm trung tính cách ly.

1.5. Theo TCVN 4756:1989, những bộ phận cần được nối đất hoặc nối “không” bao gồm:

  • Vỏ máy biến áp, vỏ máy điện, các khí cụ điện, các thiết bị chiếu sáng,…
  • Bộ phận truyền động của thiết bị điện
  • Các cuộn thứ cấp của máy biến áp đo lường
  • Khung của tủ phân phối điện, bảng điện và tủ điện, bảng điều khiển và các bộ phận có thể hở hoặc tháo ra được nếu như trên đó đặt các thiết bị điện.
  • Những kết cấu đặt cáp, kết cấu kim loại của thiết bị phân phối, những đầu mối bằng kim loại, vỏ kim loại và vỏ bọc của cáp lực và cáp kiểm tra
  • Vỏ kim loại của dây dẫn điện, vỏ và giá đỡ của thanh cái dẫn điện, ống kim loại luồn dây dẫn điện
  • Các máng, hộp, thanh thép, dây cáp thép, dây cáp và dây dẫn điện cũng như các kết cấu kim loại khác trên đó đặt các thiết bị điện
  • Vỏ kim loại của các máy điện cầm tay và di động
  • Các thiết bị điện được đặt ở các cơ cấu và các bộ phận động của máy.

1.6. Theo TCVN 4756:1989, những bộ phận sau không yêu cầu nối đất hoặc nối “không”:

  • Các thiết bị điện một chiều có điện áp đến 440V và điện xoay chiều có điện áp đến 380V trong các môi trường ít nguy hiểm về điện.
  • Dụng cụ điện, vỏ của thiết bị điện và các kết cấu lắp ráp điện được đặt trên các kết cấu kim loại, các khung, tủ, các thiết bị phân phối, trên bệ máy công cụ, bảng điều khiển và các máy cái đã được nối “không” hoặc nối đất với điều kiện bảo đảm tiếp xúc về điện chắc chắn với hệ thống nối “không” hoặc nối đất chính.
  • Tất cả các kết cấu được nêu ra ở mục thứ 5 đã được nêu điều 1.5 trong TCVN 4756:1989 với điều kiện giữa thiết bị điện đã được nối đất hoặc nối “không” được đặt trên các kết cấu này có mối tiếp xúc điện chắc chắn. Trong trường hợp này, tất cả các kết cấu được nêu ở trên không thể sử dụng để nối “không” hoặc nối đất cho các thiết bị điện khác được đặt trên nó.
Lắp đặt thiết bị điện theo TCVN 4756:1989
Lắp đặt thiết bị điện theo TCVN 4756:1989

2. Nối đất các thiết bị điện theo TCVN 4756:1989

2.1. Nối thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính nối theo TCVN 4756:1989

2.1.1. TCVN 4756:1989 quy định phải đảm bảo trị số điện áp trạm, trị số điện trở nối đất, điện áp trên trang bị nối đất và các biện pháp kết cấu khi trang bị nối đất của thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính nối đất. Các yêu cầu này không áp dụng cho trang bị nối đất ở các cột điện của đường dây tải điện.

2.1.2. Điện trở của trang bị nối đất có tính điện trở nối đất tự nhiên, không được vượt quá 0,5 trong bất cứ thời gian nào trong năm, và không được vượt quá 1 đối với điện trở của nối đất nhân tạo theo TCVN 4756:1989.

2.1.3. Theo tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 phải đảm bảo trị số điện áp chạm khi trang bị nối đất không lớn hơn giá trị quy định trong mọi thời gian nào trong năm khi có dòng điện ngắn mạch chạy qua.

Khi xác định giá trị cho phép của điện áp chạm, thời gian tác động tính toán bằng tổng thời gian cắt toàn phần của máy cắt, thời gian tác động của bảo vệ.

2.1.4. Tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 cho phép dòng điện ngắn mạch chạm đất chạy qua điện áp trên trang bị nối đất không được vượt quá 10kV. Và điện áp trên trang bị nối đất lớn hơn 10kV, trong trường hợp loại trừ được khả năng truyền điện từ trang bị nối đất ra, ngoài phạm vi nhà và hàng rào bên ngoài của thiết bị điện. Ngoài ra, phải có biện pháp bảo vệ cách điện cho hệ thống điều khiển từ xa từ thiết bị điện đi ra.

Theo TCVN 4756:1989, các đường cáp thông tin và các biện pháp để khắc phục hiện tượng lan truyền điện thế gây nguy hiểm ra ngoài phạm vi bảo vệ của thiết bị điện, khi điện áp trên các trang bị nối đất lớn hơn 5kV theo TCVN 4756:1989.

2.1.5. Để san bằng và đảm bảo nối điện cực nối đất với thiết bị điện trong tiêu chuẩn TCVN 4756:1989, phải đặt các điện cực nối đất nằm ngang trên diện tích đặt thiết bị điện theo chiều dài và chiều rộng của diện tích đó, hoặc nối các điểm cực với nhau thành lưới nối đất.

Nối đất thiết bị điện
Nối đất thiết bị điện

2.2. Nối thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính cách ly theo TCVN 4756:1989

2.2.1. Theo TCVN 4756:1989, điện trở nối đất có điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính cách ly có thêm điện trở nối đất tự nhiên ở mọi khoảng thời gian trong năm, khi có dòng điện ngắn mạch chạm đất chạy qua không được vượt quá:

  • Trong trường hợp trang bị nối đất được sử dụng cho thiết bị điện có điện áp đến 1000V.

R=250I,

Trường hợp này vẫn cần thực hiện các yêu cầu về nối đất cho các thiết bị có điện áp đến 1000V.

  • Trong trường hợp nối đất chỉ sử dụng cho thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000V.

 R=250I,

Trong đó:

  • R là điện trở lớn nhất của nối đất
  • I là dòng điện ngắn mạch

2.2.2. Cách tính toán dòng điện ngắn mạch theo TCVN 4756:1989 như sau:

  • Trong mạng điện không có bù dòng điện điện dung thì dòng điện tính toán sẽ là dòng điện tổng ngắn mạch chạm đất.
  • Trong mạng điện được bù dòng điện điện dung:
    • Đối với thiết bị bù được nối với trang bị nối đất thì dòng điện tính toán sẽ bằng 125% dòng điện danh định của các thiết bị bù đó theo TCVN 4756:1989.
    • Đối với các thiết bị bù không nối với trang bị nối đất thì dòng điện tính toán sẽ là dòng điện dư của dòng ngắn mạch chạm đất, khi cắt phần mạng điện rẽ nhánh hoặc cắt thiết bị bù có công suất lớn nhất trong số các thiết bị bù theo TCVN 4756:1989.

Theo TCVN 4756:1989, dòng điện tính toán có thể lấy bằng dòng điện tác động của rơle bảo vệ ngắn mạch giữa các pha, ngắn mạch chạm đất một pha hoặc dòng điện chảy của cầu chảy. Trong trường hợp này, dòng điện ngắn mạch chạm đất không được nhỏ hơn 1,5 lần so với dòng điện tác động của rơle bảo vệ hoặc không được nhỏ hơn 3 lần dòng điện danh định của cầu chảy.

Khi dòng điện ngắn mạch có trị số lớn nhất, dòng điện ngắn mạch chạm đất được xác định theo sơ đồ vận hành lưới điện trong TCVN 4756:1989.

2.2.3. Trong tiêu chuẩn TCVN 4756:1989, đối với các thiết bị điện để hở có chỉ số điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính cách ly cần phải được đặt nối đất thành một vòng xung quanh điện tích ở độ sâu tối thiểu 0,5m và mạch vòng này được nối với thiết bị cần nối đất.

Khi đất có điện trở suất lớn hơn 500m, phải đặt thêm các điện cực nối đất dọc theo các dãy thiết bị về phía đi lại vận hành ở độ sâu 0,5m nếu điện trở của trang bị nối đất lớn hơn 10m và cách bệ đặt thiết bị hoặc tách móng 0,8 đến 1,0m theo yêu cầu của TCVN 4756:1989.

Lắp đặt thang máng cáp đỡ dây cáp điện
Lắp đặt thang máng cáp đỡ dây cáp điện

2.3. Nối thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính trực tiếp theo TCVN 4756:1989

2.3.1. Điểm trung tính của máy biến áp, máy phát về phía điện áp đến 1000V cần được nối với cực nối đất bằng dây nối đất.

Tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 không được sử dụng dây không làm việc đi từ điểm trung tính đến bảng lắp thiết bị phân phối làm dây nối đất của máy phát hoặc máy biến áp. Và phải được đặt trực tiếp các cục nối đất ở gần máy. Trong trường hợp khác (ví dụ ở các trạm trong phân xưởng) thì được phép đặt cực nối đất cạnh tường nhà.

2.3.2. Theo TCVN 4756:1989, điện trở của trang bị nối đất nối với điểm trung tính của máy biến áp hoặc máy phát hay đầu ra của nguồn điện một pha ở bất kỳ mọi thời điểm trong năm không được vượt quá 2:, 4: và 8:, tương ứng với 380V, 220V và 127V. Đối với nguồn điện một pha hoặc 660V, 380V và 220V đối với nguồn điện ba pha. Giá trị này cho phép tính đến cả nối đất tự nhiên cũng như nối đất lặp lại cho dây không của đường dây tải điện trên không với điện áp lên đến 1000V, và số đường dây đi ra không nhỏ hơn hai.

TCVN 4756:1989 cho phép khi có điện trở của trang bị nối đất được đặt ngay bên cạnh hoặc dưới máy biến áp, máy phát hoặc đầu ra của nguồn điện một pha thì không được lớn hơn 15:, 30: và 60:, tương đương với điện áp 660V, 380V và 220V. Đối với nguồn điện ba pha là 380V, 220V và 127V đối với nguồn điện một pha. Khi điện trở suất của đất lớn hơn 100Ωm, có thể tăng điện trở nối đất quy định đến 0,01r lần, nhưng không được lớn hơn mười lần.

2.4. Nối thiết bị điện có điện áp bằng 1000V trong mạng điện trung tính cách ly theo TCVN 4756:1989

2.4.1. Điện trở của trang bị nối đất dùng để nối đất thiết bị điện tối đa là 4Ω

Theo TCVN 4756:1989, trong trường hợp công suất của máy biến áp hoặc máy phát là 100kVA hoặc nhỏ hơn thì điện trở của trang bị nối đất được phép không lớn hơn 10:. Nếu máy biến áp hoặc máy phát làm việc song song thì điện trở cho phép là 10: khi tổng công suất của chúng tối đa là 100kVA.

2.5. Nối thiết bị điện ở vùng có điện trở thấp theo TCVN 4756:1989

2.5.1. Tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 cho phép trang bị nối đất của các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000V trong mạng có điểm trung tính nối đất hiệu quả, tại những nơi có điện trở suất lớn cho phép thực hiện theo yêu cầu đối với điện áp chạm.

Trong TCVN 4756:1989, các vùng đất có đá thì được phép đặt các điện cực nối đất nông hơn so với yêu cầu, tuy nhiên không được nhỏ hơn 0,15m. Bên cạnh đó, không cần bố trí các cọc nối đất ở cửa ra vào.

2.5.2. Các phương pháp cần thực hiện khi lắp đặt cực nối đất nhân tạo ở các vùng đất có điện trở suất lớn theo TCVN 4756:1989 đó là:

  • Nếu như điện trở suất của đất giảm theo độ sâu thì cần tăng chiều dài cọc nối đất
  • Nếu xung quanh đó (bán kính 2km) chỗ đất có điện trở suất nhỏ hơn thì cần đặt các cực nối đất ở xa
  • Giảm điện trở suất của đất bằng cách cải tạo đất bằng cách dùng bột bentonite, bột sét, hoặc than chì,… trộn với các chất phụ gia khác

2.5.3. TCVN 4756:1989 cho phép tăng giá trị điện trở của trang bị nối đất này lên 0,002r lần nhưng không được phép quá 10 lần khi đất có điện trở suất tối thiểu 500:m. Đối với các thiết bị điện có điện áp lớn hơn 1000V và có trung tính cách ly đối với các thiết bị điện có điện áp đến 1000V. Nếu thực hiện các biện pháp ở điều 2.5.2 của TCVN 4756:1989 có chi phí quá cao.

3. Nối “không” các thiết bị điện theo TCVN 4756:1989

3.1. Các bộ phận kim loại của thiết bị điện được dẫn ra ở điều 15 trong tiêu chuẩn TCVN 4756:1989, khi nối “không” các thiết bị điện phải được nối với dây “không” bảo vệ (hoặc mạch vòng nối “không”) dẫn từ đầu ra được nối đất (đối với nguồn một pha) hoặc từ điểm trung tính máy phát hay máy biến áp (đối với mạng điện xoay chiều ba pha), hoặc từ điểm giữa được nối đất (đối với mạng điện một chiều).

3.2. Theo TCVN 4756:1989, để đảm bảo ngắt tự động phần bị sự cố khi nối “không” thiết bị điện thì điện dẫn của dây “không” và dây pha bảo vệ cần đảm bảo khi có chạm vỏ hoặc chạm ra đây “không” bảo vệ, dòng điện ngắn mạch không được nhỏ hơn:

  • Ba lần so với dòng chỉnh định của bộ phận ngắt có điều chỉnh hoặc dòng điện danh định của bộ phận ngắt không điều chỉnh của aptomat có đặc tính dòng điện được.
  • Ba lần dòng điện danh định ở cầu chảy gần nhất của dây chảy

Dây “không” bảo vệ có điện dẫn toàn phần trong tất cả các trường hợp không được nhỏ hơn 50% so với điện dẫn của dây pha theo TCVN 4756:1989.

3.3. Khi tính toán lựa chọn dòng chỉnh định hoặc dây chảy của aptomat bảo vệ các động cơ điện trong tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 cần phải xét đến ảnh hưởng của tổng trở mạng điện so với điều kiện khởi động của động cơ nhằm tăng độ nhạy của thiết bị bảo vệ.

3.4. Theo TCVN 4756:1989, khi nối “không” cho các thiết bị và bộ phận trên đường dây tải điện trên không thì phải lắp trên cùng cột điện dây “không” với dây pha.

Hệ thống tủ bảng điện
Hệ thống tủ bảng điện

4. Trang bị nối đất và nối không theo TCVN 4756:1989

4.1. Điện cực nối đất theo TCVN 4756:1989

4.1.1. Những bộ phận được dùng để làm nối đất tự nhiên theo TCVN 4756:1989 bao gồm:

  • Các ống dẫn nước và các ống dẫn bằng kim loại khác được đặt dưới đất, trừ các đường ống dẫn các chất khí, chất lỏng dễ cháy và hợp chất cháy, nổ
  • Các ống chôn bên trong đất của giếng khoan
  • Các kết cấu bê tông cốt thép, kim loại nằm dưới đất của nhà và công trình xây dựng
  • Các đường ống kim loại trong công trình thủy lợi
  • Vỏ bọc chì của dây cáp được đặt trong đất. Không được dùng vỏ nhôm của dây cáp để làm cực nối đất tự nhiên. Khi có trên hai đường cáp thì được phép dùng vỏ cáp làm nối đất duy nhất.
  • Đường dây tải điện của dây trên không với điện áp đến 1000V có nối đất lặp lại khi số đường dây tối thiểu là hai
  • Đường ray của cần trục, đường ray của đường sắt trục không điện khí hóa, đường ray nội bộ xí nghiệp, nếu như giữa các thành ray sử dụng cầu nối để nối với nhau.

4.1.2. Trong tiêu chuẩn TCVN 4756:1989, trục nối đất phải được nối với các cụm nối đất ít nhất ở hai chỗ khác nhau. Yêu cầu này không áp dụng đối với vỏ kim loại của cáp và cột điện của đường dây tải điện trên không.

4.1.3. Để làm điện cực nối đất nhân tạo nên sử dụng thép. Không được sơn các điện cực nối đất nhân tạo.

Theo TCVN 4756:1989, điện cực nối đất nhân tạo bằng thép có kích thước nhỏ nhất như sau:

  • Đường kính cực nối đất tròn (mm):
  • Không mạ kẽm: 10
  • Mạ kẽm: 6
  • Tiết diện cực nối đất chữ nhật (mm2): 48
  •  Bề dày cực nối đất chữ nhật và bề dày thép góc, mm: 4

Thiết bị điện có tiết diện của điện cực nối đất nằm ngang có điện áp lớn hơn 1000V được chọn theo độ bền về nhiệt. Không được sử dụng hoặc bố trí các điện cực nối đất ở những nơi đất bị khô do tác dụng của nhiệt toả ra ở các đường ống. Và phải lấp đầy bằng đất đồng nhất đối với hào đặt điện cực nối đất, loại bỏ phế liệu xây dựng và đá dăm.

Ngoài ra, theo TCVN 4756:1989 phải thực hiện một trong những biện pháp dưới đây trong trường hợp điện cực nối đất có nguy cơ bị rỉ:

  • Tăng tiết diện cực nối đất sao cho phù hợp với thời gian sử dụng của nó
  • Dùng cực nối đất mạ kẽm
  • Dùng các biện pháp bảo vệ bằng điện
  • Dùng điện cực nối đất bằng bê tông để dẫn điện làm nối đất nhân tạo

4.2. Dây nối đất và dây không bảo vệ theo TCVN 4756:1989

4.2.1. Theo TCVN 4756:1989, để làm dây “không” bảo vệ và dây nối đất có thể sử dụng:

  • Dây “không” làm việc
  • Các dây dẫn chỉ được dùng riêng cho mục đích này
  • Kết cấu kim loại của nhà (các cột, xà,…)
  • Móng bằng bê tông cốt thép và cốt thép của kết cấu xây dựng
  • Kết cấu kim loại của các công trình công nghệ (khung của thiết bị phân phối, đường cầu trục hành lang, cầu thang, sàn thang máy, thiết bị nâng, các đường ống,…).
  • Các ống thép trong bộ dẫn điện
  • Vỏ nhôm của cáp
  • Kết cấu đà thanh dẫn, vỏ kim loại, các hộp và máng bằng kim loại của thiết bị điện
  • Ống kim loại được lắp đặt hở cố định, có chức năng khác nhau trừ các ống dẫn các chất và hợp chất cháy nổ, hệ thống sưởi chính và hệ thống đường ống dẫn nước thải.

4.2.2. Theo TCVN 4756:1989, không được dùng vỏ kim loại của dây dẫn kiểu ống, các ống dẫn cách điện, cáp treo của đường dẫn điện, các tay nắm kim loại, vỏ chì của dây cáp và dây dẫn điện để làm dây nối đất và dây “không” bảo vệ. Chỉ được dùng vỏ chì của cáp vào mục đích trên đối với lưới điện thành phố có điện áp 220/127V và 380/220V khi thực hiện cải tạo. Các hộp dấu dây và hộp cáp phải được nối với vỏ kim loại bằng bu lông hoặc bằng cách hàn.

4.2.3. Bố trí các đường trục nối “không” hoặc nối đất về các mạch rẽ từ trục này ở ngoài trời và trong các phân xưởng phải đảm bảo để đến kiểm tra được.

Từ trục chính của mạch rẽ đến thiết bị điện có điện áp đến 1000V có thể được đặt ngầm trong tường nhà dưới nền sàn gạch, và cần được bảo vệ để tránh bị ăn mòn. Và trong tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 yêu cầu không được có mối nối tại những mạch rẽ này.

Tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 đưa ra quy định đối với các thiết bị ở ngoài trời, cho phép đặt dây “không” bảo vệ và dây nối đất dưới nền, dưới đất hoặc theo mép của bệ máy, móng của thiết bị công nghệ,… Không được dùng dây có cách điện đặt trong đất để làm dây “không” bảo vệ và dây nối đất.

hinh 5

4.3. Nối dây nối đất và dây không bảo vệ theo TCVN 4756:1989

4.3.1. Nối dây “không” với nhau và nối dây đất với nhau phải đảm bảo tiếp xúc chắn chắn, được thực phép hiện bằng cách hàn. Dây “không” bảo vệ cần được nối với mạch vòng nối “không” tối thiểu là hai điểm.

TCVN 4756:1989 yêu cầu khi ở ngoài trời và trong các phân xưởng không có chất ăn mòn thì có thể sử dụng các biện pháp khác để nối các dây nối đất và dây “không” bảo vệ. Đối với trường hợp này cần phải có biện pháp chống nới lỏng và chống gỉ.

Tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 cho phép nối dây nối đất và dây “không” bảo vệ bằng biện pháp nối dây pha cho các thiết bị điện và cho đường dây dẫn điện trên không. Và phải nối dây nối đất và dây “không” bảo vệ tại những vị trí có thể đến kiểm tra được.

4.3.2. Các ống thép của đường dẫn điện, các máng, các hộp và các kết cấu khác được dùng làm dây “không” hoặc dây nối đất bảo vệ phải có mối nối đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN 4756:1989. Giữa các ống thép với vỏ của thiết bị điện và giữa các đường ống với các hộp kim loại phải được đảm bảo độ chắc chắn về nối tiếp xúc.

4.3.3. Cần lựa chọn vị trí và số điểm nối dây nối đất với cực nối đất tự nhiên kéo dài để khi tách cực nối đất ra, và tiến hành sửa chữa thì vẫn đảm bảo giá trị điện trở tính toán của trang bị nối đất, các van, khóa, các đồng hồ đo nước,… Và tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 yêu cầu cần phải có cầu nối để mạch nối đất liên tục được đảm bảo.

4.3.4. Theo TCVN 4756:1989, phải dùng bu lông hoặc hàn khi nối dây nối đất và dây “không” bảo vệ với các bộ phận của thiết bị điện. Mối nối phải bố trí ở vị trí dễ dàng dễ kiểm tra. Và phải có biện pháp chống bị nới lỏng và chống gỉ đối với các mối nối bằng bu lông. Trong tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 để nối đất và nối “không” cho các thiết bị đặt trên các bộ phận chuyển động hoặc rung, lắc hay thường được tháo rời ra hay dùng các dây dẫn mềm.

4.3.5. Tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 yêu cầu phải dùng các nhánh riêng biệt đối với mỗi thiết bị điện cần nối đất hoặc nối “không”. Và không được phép đấu nối tiếp các thiết bị điện vào dây “không” bảo vệ hoặc dây nối đất.

Nối dây nối đất và dây không bảo vệ theo TCVN 4756:1989
Nối dây nối đất và dây không bảo vệ theo TCVN 4756:1989

5. Nối đất và nối “không” thiết bị điện di động cầm tay theo TCVN 4756:1989

5.1. Nối đất và nối “không” với thiết bị điện cầm tay theo TCVN 4756:1989

5.1.1. Các thiết bị cầm tay cần được cung cấp điện từ lưới điện có điện áp tối đa là 380/220V theo TCVN 4756:1989.

Có thể cung cấp điện trực tiếp từ lưới điện, qua máy biến áp hạ áp hoặc qua máy biến áp cách ly tùy thuộc vào mức nguy hiểm về điện của gian đặt thiết bị để các dụng cụ điện cầm tay. Tiêu chuẩn TCVN 4756:1989 đưa ra quy định về vỏ kim loại của các dụng cụ điện cầm tay cần được nối đất hoặc nối “không”, ngoại trừ các dụng cụ điện có cách điện kép hoặc được trang bị điện từ máy biến áp cách ly.

5.1.2. Theo TCVN 4756:1989 yêu cầu phải dùng các dây riêng để nối đất hoặc nối “không” cho các dụng cụ điện cầm tay. Nên đặt dây này trong cùng một vỏ của dây pha và nối với vỏ của dụng cụ điện. Kích thước tiết diện của dây này nên sử dụng bằng tiết diện của dây pha. Và không được dùng dây “không” làm việc đặt trong cùng một vỏ chung để làm dây nối “không” hay nối đất.

Các lõi của dây cáp và dây dẫn được dùng để làm dây nối đất hoặc nối “không” cho các dụng cụ điện cầm tay nên sử dụng dây đồng mềm có tiết diện tối thiểu 1,5mm2 đối với dụng cụ điện cầm tay dùng trong công nghiệp. Và các dụng cụ điện cầm tay dùng trong sinh hoạt tối thiểu là 0,75mm2 theo TCVN 4756:1989.

5.2. Nối đất và nối “không” cho thiết bị điện di động theo TCVN 4756:1989

5.2.1. Khi cung cấp điện cho các thiết bị điện cố định từ nguồn di động độc lập thì chế độ trung tính, các biện pháp bảo vệ của nguồn cấp phải phù hợp với chế độ trung tính và các biện pháp bảo vệ có trong mạng điện của các dụng cụ điện cố định theo tiêu chuẩn TCVN 4756:1989.

5.2.2. Khi cung cấp điện cho các dụng cụ của thiết bị di động từ nguồn điện cố định và di động có trung tính cách ly, TCVN 4756:1989 yêu cầu các biện pháp bảo vệ cần được áp dụng đó là nối đất bảo vệ kết hợp với vỏ của nguồn cung cấp và vỏ thiết bị hoặc kết hợp với cắt bảo vệ.

Trong tiêu chuẩn TCVN 4756:1989, không cần nối vỏ của các thiết bị với vỏ nguồn điện nếu thiết bị di động và nguồn cấp có các mạch vòng nối đất bảo vệ riêng, khi có ngắn mạch ra vỏ của thiết bị điện phải đảm bảo được mức điện áp cho phép.

5.2.3. Khi cung cấp điện cho các dụng cụ của thiết bị di động từ nguồn điện di động độc lập thì phải cách ly điểm trung tính của lưới điện ba pha, ba dây và ba pha bốn dây dẫn. Đồng thời là các đầu ra của lưới điện một pha hai dây dẫn. TCVN 4756:1989 cho phép thực hiện nối đất bảo vệ chỉ cho nguồn cung cấp điện trong trường hợp này và dùng dây nối vỏ nguồn điện với vỏ dụng cụ điện.

Thang máng cáp dùng để bảo vệ dây cáp điện
Thang máng cáp dùng để bảo vệ dây cáp điện

6. Kiểm tra nối đất và nối “không” theo TCVN 4756:1989

6.1. Trang bị nối đất và nối “không” của thiết bị điện cần được kiểm tra khi nghiệm thu, kiểm tra bất thường và kiểm tra định kỳ.

6.2. Thực hiện quá trình kiểm tra nghiệm thu sau khi đã lắp đặt xong nối đất, nối “không” và trước khi đưa vào sử dụng theo TCVN 4756:1989. Quá trình này được tiến hành theo hai bước.

  • Đối với các phần ngầm chôn trong các kết cấu hoặc dưới đất phải được kiểm tra trước khi lấp kín hoặc lấp đất
  • Kiểm tra sau khi hoàn thiện toàn bộ hệ thống để đưa vào sử dụng

6.3. Thực hiện kiểm tra định kỳ theo TCVN 4756:1989 trong thời gian quy định sau:

  • Một năm một lần đối với các thiết bị điện được bố trí tại những nơi nguy hiểm
  • Sáu tháng một lần đối với các thiết bị điện được bố trí tại những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện
  • Hai năm một lần đối với thiết bị điện được bố trí ở những nơi ít nguy hiểm

6.4. Theo TCVN 4756:1989, thực hiện kiểm tra bất thường theo quy định:

  • Khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn
  • Sau khi sửa chữa hoặc lắp đặt lại thiết bị nối đất, nối “không”
  • Sau khi có bão, lũ, mưa lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng trang bị nối đất, nối “không”
  • Khi xây dựng hoặc sửa chữa đối với các công trình khác có khả năng gây hư hỏng tới các bộ phận của trang bị nối đất, nối “không”

6.5. Kiểm tra nghiệm thu theo TCVN 4756:1989 bao gồm các nội dung:

  • Kiểm tra việc lắp đặt giữa thiết kế so với thực tế
  • Kiểm tra việc sử dụng nguyên vật liệu dựa trên yêu cầu thiết kế
  • Kiểm tra toàn bộ các mối nối, mối hàn, xem xét về điện trở tiếp xúc, độ bền cơ học
  • Kiểm tra biện pháp chống gỉ, chống ăn mòn
  • Kiểm tra việc bảo vệ mạch dẫn khi đi qua chướng ngại và các khe lún khe co giãn
  • Kiểm tra các biện pháp chống điện áp bước và điện áp chạm ở những nơi cần thiết
  • Kiểm tra việc lấp đất và tiến hành đo điện trở nối đất
  • Kiểm tra điện trở mạch pha – dây “không” cũng như khả năng cắt của thiết bị bảo vệ

TCVN 4756:1989, việc kiểm tra được thực hiện bằng cách phương pháp như xem xét bằng mắt, dùng thước đo, máy đo điện trở mạch pha – dây “không”, máy đo điện trở nối đất,…

6.6. Kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất theo TCVN 4756:1989 bao gồm các nội dung:

  • Đo điện trở nối đất và điện trở mạch pha – dây “không”
  • Kiểm tra toàn bộ về trang bị nối đất, nối “không”
  • Kiểm tra các mối nối, mối hàn
  • Kiểm tra tình trạng các lớp sơn hoặc mạ chống gỉ, chống ăn mòn
Kiểm tra bề dày lớp phủ mạ kẽm nhúng nóng khay cáp điện Bestray
Kiểm tra bề dày lớp phủ mạ kẽm nhúng nóng khay cáp điện Bestray
  • Kiểm tra mặt tiếp xúc điện
  • Kiểm tra phần ngầm và những chỗ nghi ngờ bằng cách đào lên xem và đo đạc lại
  • Kiểm tra các mạch dẫn khi đi qua chướng ngại
  • Kiểm tra về tình trạng của đất

7. Kết luận

Trên đây là những nội dung chính bạn cần biết về tiêu chuẩn TCVN 4756:1989. Tiêu chuẩn này sẽ giúp bạn có thể thiết kế và lắp đặt nối đất, nối “không” thiết bị điện một cách an toàn. Nhờ vậy, quá trình sử dụng cũng được đảm bảo hiệu quả và tránh tình trạng gây hư hỏng liên quan đến thiết bị điện.

Máng lưới Bestray đã được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn UL
Máng lưới Bestray đã được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn UL
Máng lưới Bestray đã được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn UL
Máng lưới Bestray đã được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn UL

Để bảo vệ dây điện, cáp điện bạn có thể cân nhắc lắp đặt thang cáp, máng cáp, khay cáp , máng lưới phụ kiện máng cáp của Bestray. Đây là hệ thống chuyên được sử dụng cho các đường dây dẫn, dây điện trong các tòa nhà, khu chung cư, khu công nghiệp nhằm đảm bảo an toàn về thiết bị điện trong quá trình sử dụng. Đồng thời, nó cũng giúp cho việc kiểm tra, sửa chữa và thay thế trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Để biết thêm về các thông tin khác cũng như về hệ thống thang cáp, máng cáp, khay cáp tại Bestray, bạn có tìm hiểu tại website https://bestray.com/blog/.

Mọi thắc mắc và thông tin đặt hàng sản phẩm có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline 0909 089 678

thang máng cáp

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần BesTray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray
Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Bestray JSC
Bestray JSChttps://bestray.com/
Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường
RELATED ARTICLES
MẠNG XÃ HỘI
82FansLike
141FollowersFollow
147SubscribersSubscribe
BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -
Google search engine
BÀI VIẾT ĐỀ XUẤT