Trong các công trình xây dựng hiện nay, việc lắp đặt hệ thống M&E đã trở thành điều cần thiết. Nó giúp cho các thiết bị cơ điện, máy móc được hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Vậy bạn đã hiểu rõ về hệ thống M&E chưa? Hãy cùng Bestray tìm hiểu thêm về hệ thống M&E cơ điện trong tòa nhà với bài viết dưới đây nhé.
1. Cơ điện là gì?
Cơ điện hay còn được gọi với tên khác là động cơ điện. Đây là loại máy có khả năng chuyển đổi từ điện sang dạng năng lượng cơ. Trong đời sống hàng ngày, các vật dụng có khả năng chuyển đổi từ điện năng sang cơ năng được sử dụng rất thường xuyên. Trong đó có thể kể đến các loại máy phổ biến như máy giặt, máy hút bụi, máy điều hòa, quạt điện,.. và rất nhiều vật dụng khác.
Nguyên lý hoạt động của cơ điện gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là phần đứng yên, hay còn gọi là Stator. Phần thứ hai là phần chuyển động, hay còn được gọi là Roto. Ở phần Roto sẽ được thiết kế có nam châm vĩnh cửu hoặc có các vòng dây chuyển động. Thông thường, nguyên lý hoạt động của cơ điện sẽ được dựa trên nguyên lý điện từ. Tuy nhiên, cũng có nhiều động cơ được hoạt động bằng cách sử dụng lực tĩnh điện. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà mỗi động cơ sẽ có các nguyên lý hoạt động khác nhau.
2. Hệ thống M&E là gì?
Hệ thống M&E được hiểu là hệ thống cơ khí và điện. Nó là từ viết tắt trong thuật ngữ Mechanical and Electrical. Hiện nay, trong các tòa nhà, văn phòng, khu chung cư,.. thường được lắp đặt hệ thống M&E giúp cơ điện tại đây được vận hành linh hoạt, trơn tru hơn và nó đã được xem là một phần không thể thiếu.
Thông thường, trong một công trình xây dựng khi có hai yếu tố là xây dựng và cơ khí thì hệ thống M&E chiếm khoảng từ 40 – 60% trong tổng khối lượng công trình. Thậm chí, có những công trình hệ thống M&E có thể lên đến 70 – 80%.
3. Hệ thống M&E trong toà nhà bao gồm hạng mục gì?
Thông thường, hệ thống M&E trong các tòa nhà thường được chia làm 4 hạng mục chính bao gồm:
- Plumbing & Sanitary (P&S): Hệ thống cấp thoát nước, hóa chất và thiết bị vệ sinh.
- Heating Ventilation Air Conditioning (HVAC): Hệ thống thông gió và điều hòa.
- Electrical: Hệ thống điện bao gồm điện nặng và điện nhẹ.
- Fire Alarm & Fire Fighting: Hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Trong đó, phần Mechanical bao gồm các hệ thống có liên quan đến cơ khí như hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, hóa chất và thiết bị vệ sinh, hệ thống thông gió và điều hòa, cung cấp gas LPG và khí nén.
Còn phần Electrical sẽ bao gồm các hạng mục hệ thống liên quan đến điện như cung cấp, phân phối điện, chiếu sáng, điện nhẹ, điện nặng, điều khiển.
Trong hệ thống điện bao gồm điện nặng và điện nhẹ. Điện nặng là hệ thống cấp nguồn chính. Nó bao gồm đường dây trung thế, tủ trung thế, các tủ đóng cắt chính (Main Switch Board – MSB) và máy biến áp 24kV/0.4kV. Bên cạnh đó, nó còn có thể có thêm hệ thống tự điều chỉnh điện áp (Automatic Voltage Regulator System – AVR).
Hệ thống điện nặng sẽ bao gồm:
- Hệ thống các tủ điện phân phối bao gồm cấp điện cho động lực, chiếu sáng, sản xuất,…
- Hệ thống chiếu sáng linh hoạt.
- Hệ thống ổ cắm.
- Hệ thống chiếu sáng sự cố gồm đèn Exit, đèn Emergency.
- Hệ thống tiếp địa.
- Hệ thống chống sét bao gồm kim thu sét, cọc tiếp địa, hệ thống tiếp địa.
Hệ thống điện nhẹ thường bao gồm:
- Hệ thống mạng Lan và Internet.
- Hệ thống điện thoại.
- Hệ thống an ninh giám sát.
- Hệ thống PA.
4. Các tiêu chuẩn, bản vẽ thiết kế hệ thống M&E
Khi thiết kế hệ thống M&E cơ điện trong tòa nhà cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ Quy định kỹ thuật (QCVN) và các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) do Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam công bố. Cụ thể:
Tiêu chuẩn hệ thống M&E về hệ thống thông gió và điều hòa không khí:
- TCVN 6160:1996 – Tiêu chuẩn trong phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
- TCXD 232:1999 – Tiêu chuẩn được dùng trong công tác chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu hệ thống thông gió và điều hòa không khí trong xây dựng dân cư và công nghiệp.
- QCVN 26:2010 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, quy định giới hạn tối đa mức tiếng ồn tại khu vực sinh sống và làm việc.
- TCVN 5687:2010 – Tiêu chuẩn quốc gia trong thông gió, điều hòa không khí và tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình kiến trúc nhà, công trình công cộng và công nghiệp.
- QCVN 09:2013 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.
Tiêu chuẩn hệ thống M&E về thiết kế hệ thống thoát nước và thiết bị vệ sinh:
- TCVN 4513:1988 – Tiêu chuẩn cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng bên trong nhà ở, nhà sản xuất, công trình công cộng,…
- TCVN 4519:1988 – Tiêu chuẩn về hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN 33:2006 – Tiêu chuẩn cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống cấp nước đô thị, khu công nghiệp, các điểm dân cư nông thôn.
- TCVN 7957:2008 – Tiêu chuẩn quốc gia về thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống cấp nước đô thị, khu công nghiệp, các điểm dân cư nông thôn.
Tiêu chuẩn hệ thống M&E về vấn đề báo và chữa cháy:
- TCVN 2622:1995 – Tiêu chuẩn phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5738:2001 -Tiêu chuẩn hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật được áp dụng cho các hệ thống báo cháy tại nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, khách sạn, trung tâm thương mại,…
- TCVN 7736:2003 – Tiêu chuẩn trong hệ thống phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt.
- TCVN 3890:2009 – Tiêu chuẩn về phương tiện phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Trang trí, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng.
Tiêu chuẩn hệ thống M&E về hệ thống điện trong tòa nhà:
- TCVN 4756:1989 – Tiêu chuẩn quy phạm nối đất vỡ nối không các thiết bị điện.
- TCVN 11:2006 – Tiêu chuẩn về quy phạm trang thiết bị điện.
- TCXDVN 394:2007 – Tiêu chuẩn trong thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong tòa nhà.
- QCVN 07:2016 – Quy chuẩn kỹ thuật về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- TCVN 9206:2012 – Tiêu chuẩn về đặt thiết bị điện trong nhà ở và các công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9207:2012 – Tiêu chuẩn trong việc đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
Khi tiến hành lắp đặt hệ thống M&E trong tòa nhà, chủ thầu cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn hệ thống M&E trên để có được một hệ thống M&E chất lượng và an toàn.
5. Tổng kết
Hệ thống M&E cơ điện trong tòa nhà chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, để hiểu hết về nó thì không phải ai cũng làm được. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về hệ thống M&E. Để tìm hiểu thêm nhiều bài viết khác, bạn có thể truy cập vào Website https://bestray.com/ để tìm hiểu và biết thêm những thông tin hữu ích nhé.
Trong hệ thống M&E, việc sử dụng máng cáp, thang cáp, khay cáp và máng lưới đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống máng cáp giúp cho việc quản lý, bảo trì và nâng cấp các thiết bị M&E dễ dàng hơn, đồng thời giúp cho hệ thống hoạt động tốt hơn và giảm thiểu các sự cố về điện.
Máng cáp, thang cáp, khay cáp và máng lưới được sử dụng để định vị, giữ và bảo vệ cáp điện và các thiết bị M&E khác. Hệ thống máng cáp có thể được làm bằng nhiều loại vật liệu như thép, nhôm, inox hoặc nhựa. Do đó, việc sử dụng đúng loại máng cáp, thang cáp, khay cáp và máng lưới phù hợp với môi trường và yêu cầu của từng công trình là vô cùng quan trọng.
——————————————————————————————
Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)
- Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
- Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
- E-mail: sales@bestray
Danh mục sản phẩm tại Bestray: