Thứ Sáu, 10 - 01 - 2025
bestray
Trang chủCẩm nangĐiện công nghiệpTiêu chí thiết kế M&E và danh sách công ty thiết kế...

Tiêu chí thiết kế M&E và danh sách công ty thiết kế cơ điện

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Thiết kế M&E là một phần vô cùng quan trọng của mỗi công trình. Thậm chí, nếu thiếu hệ thống này thì công trình sẽ không được đưa vào hoạt động. Với tầm quan trọng đó, việc chú trọng đến các tiêu chí thiết kế M&E sẽ đảm bảo được hiệu quả của hệ thống cơ điện. Thông qua đó, bạn sẽ có thể đánh giá và lựa chọn danh sách công ty thiết kế M&E phù hợp cho dự án của công trình mình.

1. Thiết kế M&E cần tiêu chí gì?

Thiết kế M&E (hệ thống cơ điện) được sử phổ biến ở các công trình xây dựng bao gồm những quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong việc thiết kế, thi công và lắp đặt các hệ thống như sau: hệ thống điện công nghiệp, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện nhẹ, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống chống sét, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng chống chữa cháy,….. Với mỗi hệ thống thì sẽ có những yêu cầu về tiêu chí thiết kế M&E khác nhau.

Thiết kế M&E
Thi công lắp đặt khay cáp Bestray

1.1. Tiêu chí thiết kế M&E và lắp đặt hệ thống điện dân dụng vào công nghiệp

Tiêu chí thiết kế M&E và lắp đặt hệ thống điện thường ứng dụng cho các khu chung cư, bệnh viện, các trường học, tòa cao tầng, khách sạn, nhà máy sản xuất và khu công nghiệp. Qua các tiêu chí sẽ hiểu rõ việc lập nên bản vẽ thiết kế hệ thống chiếu sáng, bố trí ổ cắm điện, nối đất, trunking cho các thiết bị điện trong công trình như: động cơ bơm nước, thang máy, quạt thông gió, máy phát điện và các thiết bị hỗ trợ vận hành tòa nhà sẽ được đảm bảo an toàn. Sau đây là những quy chuẩn và tiêu chí thiết kế M&E cho hệ thống điện dân dụng cần có:

1.1.1. Quy chuẩn và tiêu chí thiết kế M&E về hệ thống điện

  • QCVN 12:2014: Văn bản này quy định về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng” khi thiết kế M&E và xây dựng công trình.
  • QCVN 05:2008/BXD: Đưa ra những quy định yêu cầu kỹ thuật về “Nhà ở và công trình công cộng – an toàn sinh mạng và sức khỏe” cho người sử dụng.
  • QCVN QTĐ – 08:2010/BCT Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp
  • TCVN 9206:2012 (Thay thế TCXD 27:1995): Tiêu chuẩn này được áp dụng để “Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế”.
  • TCVN 9207:2012 (Thay thế TCXD 25:1995): Văn bản đưa ra các quy định về “Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế”.
  • TCVN 9208:2012 (Thay thế TCXDVN 263:2002): cung cấp thông tin về “Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp”.
  • TCVN 394:2007: “Tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – Phần an toàn điện”.
  • TCVN 7447-1:2004 Hệ thống lắp đặt điện trong các tòa nhà – Phần 1: Nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa.
  • TCVN 7447-5-51:2004 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Phần 5-53: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Cách ly, đóng cắt và điều khiển.
  • TCVN 7447-5-54:2005 (Tương đương IEC 60364-5-54): Hệ thống lắp đặt của các tòa nhà – Phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ.

1.1.2. Quy phạm trang thiết bị điện

  • 11 TCN – 18 – 200: Văn bản đưa ra những “Quy phạm trang bị điện – Phần I: Quy định chung”.
  • 11 TCN – 19 – 2006: đưa ra những “Quy phạm trang bị điện – Phần II: Hệ thống đường dẫn điện”.
  • 11 TCN – 20 – 2006: áp dụng cho các trang bị phân phối điện về các “Quy phạm trang bị điện – Phần III: Trang bị phân phối và trạm biến áp”.
  • 11 TCN – 21 -2006: Văn bản này cung cấp thông tin liên quan về “Quy phạm trang bị điện – Phần IV: Bảo vệ và tự động”.
tài liệu thiết kế m&e
Máng lưới Bestray giúp đi dây điện gọn gàng

1.2. Tiêu chí thiết kế M&E về lắp đặt chiếu sáng

Chiếu sáng là một hạng mục không thể thiếu khi thi công xây dựng ở các nhà máy, xưởng sản xuất, văn phòng làm việc và khu công nghiệp. Hệ thống chiếu sáng sẽ giúp đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện đều đặn suốt ngày đêm. Tùy thuộc vào đặc điểm nơi lắp đặt (xưởng may, xưởng cơ khí, kho lưu trữ,…) mà mức độ chiếu sáng mỗi khu vực sẽ khác nhau. Vì vậy khi thiết kế M&E cần chú ý các tiêu chí để đánh giá kỹ lưỡng đặc điểm, tính chất và nhu cầu sử dụng của nơi lắp đặt để đưa ra các giải pháp phù hợp cho công trình.

  • TCVN 7114-1:2008 (Thay thế TCVN 7114:2002 – tương đương ISO 8995-1:2002): “ECGÔNÔMI – Chiếu sáng nơi làm việc – Phần 1: Trong nhà”.
  • TCVN 7114-3:2008 Chiếu sáng nơi làm việc – Phần 3: Yêu cầu chiếu sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm ngoài nhà.
  • TCXD 29:1991 (Thay thế 20 TCN 29:1968): Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCXDVN 259:2001: áp dụng tính toán thiết kế xây dựng mới, cải tạo và kiểm định hệ thống chiếu sáng “Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị”.
  • TCXDVN 333:2005: là tiêu chuẩn về “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế”.
tư vấn thiết kế cơ điện
Thi công lắp đặt máng lưới Bestray cho hệ thống chiếu sáng

1.3. Tiêu chí thiết kế M&E về lắp đặt hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ (Extra-low voltage) sẽ bao gồm: hệ thống quản lý, an ninh tòa nhà, hệ thống chống trộm, hệ thống mạng, data,….Thông thường, quy trình thiết kế điện nhẹ sử dụng cho các chung cư, bệnh viện, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, nhà xưởng và khu quy hoạch.

  • QCVN 33:2011/BTTTT: Mạng lưới viễn thông chủ yếu nằm bên ngoài và cần tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về việc lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông.
  • TCVN 7189:2009 Thiết bị công nghệ thông tin – đặc tính nhiều tần số radio – giới hạn và phương pháp đo.
  • TCVN 175:2005: Văn bản quy định về “Mức ồn tối đa cho phép trong các công trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế” được Bộ trưởng xây dựng ban hành theo quyết định số 26/2005/QĐ-BXD.
  • TCN 68-135:2001: Ban hành bởi Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện về “Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông – yêu cầu kỹ thuật”.
  • TCVN 4511:1988: áp dụng cho việc thiết kế mới các thể loại studio âm thanh trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và điện ảnh về “Studio âm thanh – Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh xây dựng”.
  • TCN 68-167:1997: Văn bản quy định “Thiết bị chống quá áp quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện yêu cầu kỹ thuật”.
  • TCVN 10251:20013 Thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp thông tin trong các tòa nhà – yêu cầu kỹ thuật.
danh sách công ty tư vấn M&E
Thi công lắp đặt khay cáp điện Bestray trong tòa nhà

1.4. Tiêu chí thiết kế M&E về lắp đặt hệ thống điều hòa và thông gió

Hệ thống thông gió và điều hòa sẽ đảm bảo việc lưu thông không khí ở không gian cố định đảm bảo cung cấp nguồn không khí sạch và đẩy không khí độc hại ra bên ngoài. Đối với những không gian kín, việc lắp đặt hệ thống điều hòa không khí là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, hệ thống này còn giúp người sử dụng giảm nguy cơ mắc các căn bệnh theo đường hô hấp và tránh sự ngột ngạt xung quanh. Nắm rõ các tiêu chí thiết kế hệ thống thông gió sẽ hiểu được nguyên lý hoạt động, lắp đặt trunking cho công trình một cách rõ ràng hơn.

  • QCVN 09:2005 đưa ra những tính toán về “Các công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả”.
  • QCVN 09:2013/BXD về “Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả” do Hội Môi Trường Việt Nam soạn thảo.
  • TCVN 5687:2010 (Thay thế 5687:1992): Thông gió – Điều hòa không khí tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 306:2004: quy định về các thông số vi khí hậu trong phòng của khu vực nhà ở và các công trình công cộng.
  • TCVN 7830:2012 Máy điều hòa không khí, ống gió, hiệu suất năng lượng.
  • TCVN 232:1999 là tiêu chuẩn xây dựng quan trọng của mỗi công trình đưa ra những quy chuẩn về “Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu”.
bản vẽ M&E
Danh sách công ty tư vấn thiết kế M&E

1.5. Tiêu chí thiết kế M&E về lắp đặt hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải

Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong mỗi công trình. Nó cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho nhà máy, chung cư, tòa cao ốc, khu thương mại, xưởng sản xuất.

  • TCVN 33:2006: Văn bản quy định về “Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế” được áp dụng thiết kế xây dựng ở những chung cư, xưởng sản xuất và khu công nghiệp.
  • QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
  • TCVN 4513:1988 (Thay thế TCXD 18-64): chủ yếu ứng dụng cho các công trình công cấp về hệ thống “Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế”.
  • TCVN 451:1988  Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
  • TCVN 4474:1987 (Thay thế TCXD 19:1964) áp dụng chủ yếu cho hệ thống nước trong nhà ở về  “Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế”.
  • TCVN 4474:2008 Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài.
tài liệu thiết kế M&E
Máng lưới và phụ kiện Bestray được ưa chuộng trong các hệ thống điện M&E

1.6. Tiêu chí thiết kế M&E về lắp đặt hệ thống phòng chống chữa cháy

Hệ thống phòng chống chữa cháy bao gồm những hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống báo cháy, màn ngăn cháy, hệ thống thống gió tạo áp và chống tụ khói, hệ thống chiếu sáng thoát hiểm khẩn cấp. Quy trình thiết kế M&E trong phòng chống chữa cháy thường áp dụng cho các chung cư, bệnh viện, tòa nhà cao tầng, cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, nhà máy sản xuất. Việc đánh giá các tiêu chí thiết kế giúp tính toán cho vẽ sơ đồ nguyên lý phòng chống chữa cháy và lắp đặt hệ thống chính xác.

  • TCVN 3256:1989 (Thay thế TCVN 3254:1979) Tiêu chuẩn về “An toàn cháy – Yêu cầu chung” áp dụng cho công trình sản xuất và công trình công cộng.
  • TCVN 3255:1986 (Thay thế TCVN 3255:1979): Nhóm T đưa ra những quy định về  “An toàn nổ – Yêu cầu chung”.
  • TCVN 4878:2009 (Thay thế TCVN 4878:2009 – tương đương ISO 3941:2007): Tiêu chuẩn này quy định về “Phòng cháy và chữa cháy – Phân loại cháy”.
  • TCVN 2622:1995: Tiêu chuẩn này bắt buộc được áp dụng ở các công trình về  “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế”.
  • TCVN 5738:2001 (Thay thế TCVN 5738:1993): Văn bản quy định về “Hệ thống báo cháy yêu cầu kỹ thuật”.
  • QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia  đưa ra về vấn đề an toàn cháy cho nhà và công trình.
  • TCVN 2622:1995: Tiêu chuẩn này là yêu cầu bắt buộc hệ thống PCCC và được quy định rõ về “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế”.
  • TCVN 3890:2009: Phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình – Bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng.
  • TCVN 6160:1996: áp dụng bắt buộc cho các khu chung cư cao tầng về “Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế”
  • TCVN 6161:1996: đưa ra những yêu cầu cơ bản về “ Phòng cháy chữa cháy cho nhà và trung tâm thương mại”.
  • TCVN 7336:2003 Hệ thống chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế lắp đặt.

1.7. Tiêu chí thiết kế M&E và lắp đặt hệ thống chống sét và tiếp địa

Hiện nay, có nhiều khu nhà cao tầng mọc lên ở khắp nơi, nó dẫn đến sự gây ra thu lôi hứng sét mỗi khi trời giông sét. Nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng con người và tài sản thì nhiều công trình dự án đã lắp đặt hệ thống chống sét cho các dự án của mình. Để đem đến những công trình có độ an toàn cao thì việc thiết kế và lắp đặt hệ thống chống sét và tiếp địa là vô cùng quan trọng.

  • TCVN 9385:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 46:2007 về “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế,kiểm tra và bảo trì hệ thống”
  • TCVN 9358:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 319:2004 về “Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp -Yêu cầu chung”

2. Các tài liệu thiết kế M&E

Lĩnh vực thiết kế hệ thống điện, nước và cơ điện trong công trình xây dựng dân dụng đòi hỏi người kiến trúc, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, năng lực, sự hiểu biết về những quy chuẩn cần thiết. Vì vậy để bạn hiểu sâu, nắm bắt được các tiêu chuẩn thiết kế M&E, tiêu chuẩn về cấp thoát nước, kinh nghiệm lắp đặt hệ thống điện, hệ thống phòng chống chữa cháy, thiết kế hệ thống điện nhẹ,…Bestray sẽ chia sẻ cho bạn những tài liệu, kinh nghiệm thiết kế, các tiêu chuẩn và những bản vẽ thiết kế M&E để tham khảo:

2.1. Giáo án thiết kế M&E

  • Quy trình vận hành chạy thử, bàn giao hệ thống M&E cho chủ đầu tư.
  • Giáo trình về thiết kế hệ thống điện công trình.
  • Giáo trình bài giảng môn cung cấp và phân phối điện.
  • Basic lighting design.
  • Giáo trình về việc an toàn lắp đặt trong hệ thống điện.

2.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan

Tiêu chuẩn thiết kế M&E về hệ thống điện và hệ thống nước cần quan tâm:

  • Bộ tiêu chuẩn IEC – Phần A.
  • Bộ tiêu chuẩn IEC – Phần B.
  • Bộ tiêu chuẩn IEC – Phần C.
  • Tài liệu hướng dẫn lắp đặt điện đạt tiêu chuẩn IEC.
  • Tiêu chuẩn Australia – thiết kế hệ thống HVAC.
  • TCN 20 & 27-91; Lắp đặt thiết bị công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • Tiêu chuẩn thiết kế phòng chống chữa cháy – Cấp nước bên trong.
  • National Electrical Code 2008 – Bộ luật điện quốc giá (Hoa Kỳ) – Chương 3: Các phương pháp và vật liệu đi dây.

3. Bản vẽ thiết kế M&E

Bên cạnh các yêu cầu cơ bản về năng lực của một nhà tư vấn thiết kế M&E công trình công nghiệp. Nhằm đáp ứng tốt các công tác thiết kế M&E, dự án còn phải tuân thủ những nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP đòi hỏi những nhân viên tư vấn cần phải hiểu rõ về bản vẽ M&E.

3.1. Các loại bản vẽ thiết kế M&E

  • Bản vẽ thiết kế hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải.
  • Bản vẽ thiết kế hệ thống phòng chống chữa cháy.
  • Bản vẽ thiết kế hệ thống điện.
  • Bản vẽ mặt bằng bố trí cấp thoát nước từng tầng trong công trình.
  • Bản vẽ mặt bằng bố trí hệ thống điện, công tắc ổ cần cắm của từng tầng.
  • Bản vẽ thống kê vật tư.

3.2. Các bước để triển khai bản vẽ thiết kế M&E

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các bản vẽ liên quan đến công trình.

Bước 2: Chuẩn bị các catalogue về vật tư, trang thiết bị để biết rõ các thông số kỹ thuật và kích thước chính xác.

công ty tư vấn thiết kế cơ điện
Catalogue máng lưới Bestray đầy đủ các thông số kỹ thuật và kích thước

Bước 3: Nghiên cứu kỹ những bản vẽ thiết kế kỹ thuật để hiểu rõ về hệ thống và phát hiện các sai sót trong bản vẽ.

Bước 4: Hoàn thành các giai đoạn triển khai và đóng thành quyển ghi rõ thông tin.

Bước 5:  Nộp cho bên liên quan xem và ký duyệt trước khi tiến hành thi công công trình.

thiết kế M&E
Thang máng cáp Bestray tại công trình

4. Danh sách công ty tư vấn thiết kế M&E tại Việt Nam

4.1. Công ty Cổ phần HBCONS Thăng Long

Công ty Cổ phần HBCONS Thăng Long là doanh nghiệp thiết kế M&E uy tín, giá cả phải chăng tại Việt Nam. Công ty tạo được những thành công nhất định tại thị trường trong nước và còn chinh phục với các dự án chủ đầu tư nước ngoài. Với hơn 10 năm hình thành và phát triển, HBCONS được đánh giá cao bởi các chủ đầu tư, chủ nhà thầu và giới chuyên môn. Với mỗi dự án, công ty thiết kế HBCONS luôn dành toàn bộ thời gian và tâm huyết để đem đến những bản thiết kế hoàn hảo nhất dành cho quý khách hàng. Bởi vì vậy, công ty đã có được sự tin tưởng tuyệt đối từ các nhà thầu và chủ đầu tư trong suốt 6 năm qua.

  • Địa chỉ: Số A5/4, ngõ 276 Nghi Tàm, P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, Hà Nội
  • Số điện thoại: (+84) 978 720 968
  • Website: https://hbcons.vn/

4.2. Công ty TNHH tư vấn thiết kế cơ điện STAR

Công ty TNHH tư vấn thiết kế cơ điện STAR chuyên về thiết kế M&E, lắp đặt hệ thống ống dẫn nước, hệ thống điều hòa không khí cho các khách sạn, khu resort, hộ gia đình và nhà máy công nghiệp. Công ty sở hữu đội ngũ kỹ sư, kiến trúc giỏi với hơn 100 công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Cơ điện STAR là nhà thầu chuyên nghiệp với các hạng mục thiết kế M&E cho những công trình và thi công lắp đặt điện năng lượng mặt trời. Trong suốt nhiều năm qua, công ty đã hoàn thành nhiều công trình xây dựng, cơ điện và dự án lớn trên toàn quốc.

  • Địa chỉ trụ sở chính: 171 Hoàng Đức Lương, An Hải, Sơn Trà, tỉnh Đà Nẵng
  • Số điện thoại: (+84) 935 599 710 – (+84) 905 623 729
  • Website: https://www.codienstar.com/

4.3. Công ty Cổ phần tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ – CETECH

Công ty Cổ phần tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế M&E, thẩm tra các thiết kế về hệ thống cơ điện M&E cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và nhiều cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Công ty CETECH với phương châm “Chất lượng tạo ra sự khác biệt” đã thu hút rất nhiều chủ đầu tư trên cả nước bởi những giải pháp tốt, đạt chất lượng cao cho hệ thống M&E mà công ty đảm nhận. Bên cạnh đó, công ty được bộ xây dựng cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng về thiết kế điện – cơ điện cho công trình dân dụng, công nghiệp nhẹ, hạ tầng kỹ thuật.

  • Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Cora, Số 24 phố Hòa Mã, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: (024) 3641 2463 – (024) 2208 0915
  • Website: https://cetechjsc.vn/

4.4. Công ty tư vấn thiết kế xây lắp cơ điện và môi trường Việt Nam – MEH Việt Nam

Công ty tư vấn thiết kế xây lắp cơ điện và môi trường Việt Nam hoạt động với đội ngũ nhân viên kỹ thuật, công nhân có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Với nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế M&E, công ty đã trở thành một nhà thầu xây lắp cơ điện chuyên nghiệp.

  • Địa chỉ: 802 Trương Định, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0167 452 6911
  • Website: http://meh.vn/

4.5. Công ty Cổ phần Bestray

Công ty Cổ phần Bestray là đơn vị sản xuất thang máng cáp uy tín hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi luôn mang đến những sản phẩm “Chất lượng, an toàn, tiết kiệm, nhanh chóng và tận tâm” đến quý khách hàng. Bestray tiên phong nghiên cứu, cải tiến mẫu mã thang máng cáp đa dạng cùng với tính năng có hiệu suất cao cho mỗi công trình. Bên cạnh đó, Bestray có nhân công sản xuất nhiều năm trong nghề. Hơn thế nữa, chúng tôi sở hữu công nghệ máy móc hiện đại nhằm đáp ứng các sản phẩm thang máng cáp đạt tiêu chuẩn thiết kế M&E trong và ngoài nước như sau:

  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí tuân thủ tiêu chuẩn AS (Tiêu chuẩn Úc), SMACNA (Tiêu chuẩn ống gió), ASHRAE (Tiêu chuẩn hiệp hội Mỹ), TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam).
  • Hệ thống điện tuân thủ các tiêu chuẩn sau: AS (Tiêu chuẩn Úc), BSI (Tiêu chuẩn Anh), IEC (Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế), TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam).
  • Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thoát đạt các AS (tiêu chuẩn Úc), BSI (tiêu chuẩn Anh), TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam).
  • Hệ thống phòng chống chữa cháy đáp ứng được NFPA (Tiêu chuẩn Mỹ), AS (Tiêu chuẩn Úc), TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam).
tài liệu thiết kế M&E
Máng lưới Bestray đã đạt chứng nhận UL

Đến với Bestray sẽ đưa ra những sản phẩm thang máng cáp đồng bộ, đảm bảo hiệu quả ở mức tối ưu nhất và tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư dự án. Đồng thời, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm đến từng dự án lớn nhỏ. Công ty Cổ phần Bestray là nơi sản xuất sản phẩm máng cáp, khay cáp, thang cáp, máng lướiphụ kiện máng cáp chất lượng dành cho các công trình cơ điện mà tất cả các cá nhân, đơn vị đầu tư, nhà thầu trong nước không nên bỏ qua. Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 090 908 96 78 để nhận được sự tư vấn sớm nhất cho công trình của quý vị.

thang máng cáp

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray
Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Bestray JSC
Bestray JSChttps://bestray.com/
Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường
RELATED ARTICLES
MẠNG XÃ HỘI
82FansLike
141FollowersFollow
147SubscribersSubscribe
BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -
Google search engine
BÀI VIẾT ĐỀ XUẤT