Thứ Hai, 06 - 05 - 2024
bestray
Trang chủCẩm nangĐiện công nghiệpHệ thống điện nhẹ là gì? Bao gồm những gì? Mô hình...

Hệ thống điện nhẹ là gì? Bao gồm những gì? Mô hình ra sao?

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Trong mỗi công trình, dù dự án có quy mô nhỏ hay lớn xây dựng đều được chia thành hai phần là phần xây dựng và phần cơ điện (M&E). Với phần cơ điện bao gồm nhiều hệ thống liên quan với nhau để tạo thành một khối hệ thống vận hành hoàn chỉnh cho công trình, tòa nhà. Một trong các hệ thống đóng vai trò quan trọng, cần thiết đó chính là hệ thống điện nhẹ. Vậy hệ thống điện nhẹ là gì? Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì và lợi ích của nó với công trình là gì? Mọi thắc mắc sẽ được Bestray giải đáp ngay dưới bài viết này.

1. Hệ thống điện nhẹ là gì?

Hệ thống điện nhẹ (ELV – Extra Low Voltage Systems) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Dùng để chỉ các hệ thống trong một tòa nhà cần trang bị thiết bị điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ liên kết với nhau. Tuy chỉ chiếm tỷ trong nhỏ (khoảng 10-20% trong giá trị dự án) nhưng hệ thống điện nhẹ (ELV) lại góp phần quyết định đến chất lượng của công trình. Bởi bản chất của nó là các hệ thống công nghệ có liên quan với nhau phục vụ cho việc quản lý và mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng.

Ngày nay, các ứng dụng của hệ thống điện nhẹ (ELV) rất lớn và nhiều ở các công trình dân dụng. Tùy thuộc vào quy mô công trình, yêu cầu của chủ đầu tư mà sẽ có các hệ thống cơ bản như thông tin liên lạc, bảo mật thông tin, cảnh báo cháy,…. cho từng công trình.

2. Hệ thống điện nhẹ gồm những gì?

Hệ thống điện nhẹ luôn được sử dụng xuyên suốt trong 24h. Tuy giá trị của hệ thống điện nhẹ không lớn nhưng lợi ích và tính ứng dụng trong cuộc sống rất cao. Với mục đích chính là cung cấp cho con người nhiều tiện ích và cần thiết cho cuộc sống. Dưới đây Bestray sẽ nêu ra một số hệ thống điện nhẹ ứng dụng nhiều ngày nay, cụ thể:

  • Hệ thống BMS (Building Automation System): sử dụng tích hợp các hệ thống trong công trình để thực hiện việc quản lý và giám sát trạng thái các hệ thống kỹ thuật và quản lý tự động hóa hoạt động của tòa nhà. 
  • Hệ thống âm thanh (PA): có chức năng thông báo công cộng để truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông báo khẩn cấp trong tòa nhà. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình.
  • Hệ thống tổng đài điện thoại (PABX): bao gồm hệ thống tổng đài (PBX) và các điện thoại có chức năng duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa nhà với bên ngoài và liên lạc nội bộ.
  • Hệ thống camera giám sát: là một hệ thống camera CCTV/IPTV và có nhiệm vụ quan sát hình ảnh hay giám sát an ninh cho công trình.
  • Hệ thống mạng LAN và Internet: là hệ thống có chức năng kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị kết nối mạng. Để phục vụ cho mục đích trao đổi thông tin và kết nối đến mạng internet.
  • Hệ thống truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh (CATV, MATV): là hệ thống truyền hình có thể phát tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau.
  • Hệ thống cảnh báo xâm nhập, cảnh báo cháy (Fire Alarm): là hệ thống quan trọng và cần thiết dùng trong các tòa nhà. Hệ thống này sẽ phát hiện và cảnh báo cháy trong công trình khi có hỏa hoạn xảy ra. Thông thường, hệ thống sẽ được tích hợp thêm cả hệ thống Firemen Intercom.
  • Hệ thống bãi xe thông minh iParking: là hệ thống quản lý, giám sát sự ra vào và chỉ dẫn các phương tiện giao thông đỗ đúng vị trí trong khu vực bãi xe một cách tự động hóa. Tùy thuộc vào đặc điểm của bãi xe mà áp dụng các lựa chọn như quản lý xe vào ra, tự động tính phí gửi xe và chỉ dẫn vị trí đỗ sao cho phù hợp với thiết kế của khu vực bãi xe.
  • Hệ thống hội nghị truyền hình (Teleconferencing): là một hình thức trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thành viên cách xa nhau về vị trí địa lý. Khi trong cuộc hội thảo truyền hình, mọi thành viên sẽ có thể nhìn thấy nhau, cùng trao đổi, bàn luận và chia sẻ dữ liệu (voice, video, data) cho nhau.
  • Hệ thống liên lạc nội bộ: được ứng dụng nhiều tại các chung cư cao tầng kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe. Đồng thời, thông tin liên lạc có thể truyền tải bằng cả âm thanh lẫn hình ảnh.
  • Hệ thống xếp hàng tự động (Queue System): thường được ứng dụng trong những nơi bệnh viện, UBND, mua vé máy bay, ngân hàng,…. Hệ thống sẽ giúp sắp xếp khách hàng theo một cách trình tự cụ thể, rõ ràng và tự động hóa.
  • Hệ thống gọi y tá trực: thường được ứng dụng tại các bệnh viện nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các y tá. Với thao tác bấm nút đơn giản, bệnh nhân đã có thể gọi ngay y tá trực ca đến hỗ trợ tức thời. Đồng thời, hệ thống này giúp nâng cao hiệu quả trong công tác phục vụ bệnh nhân cho bệnh viện. Không những thế, nó còn thống kê cho biết thời gian phục vụ bệnh nhân trung bình mất bao lâu kể từ lúc bấm nút.
  • Hệ thống thẻ đa năng: là bước phát triển hơn của hệ thống thẻ từ không cần tiếp xúc. Loại thẻ đa năng có thể lưu trữ các thông tin trên bộ nhớ của thẻ. Hệ thống sẽ hoạt động một cách độc lập với máy tính, được ứng dụng cho việc thanh toán nội bộ, các chức năng liên quan đến tính phí hoặc kiểm soát vào ra tại khu vực đòi hỏi tính bảo mật cao.

3. Mô hình hệ thống điện nhẹ

mô hình he thong dien nhe
Mô hình hệ thống điện nhẹ

4. Các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện nhẹ

Đối với bất kỳ công trình nào, khi thi công mỗi hệ thống điện nhẹ như mạng LAN, tổng đài, camera, truyền hình cáp,…. thì điều có một tiêu chuẩn thiết kế riêng biệt. Vì thế, việc dựa vào các yêu cầu dự án cùng với các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện nhẹ sẽ giúp thi công, lắp đặt và xây dựng hệ thống nhanh chóng, chuyên nghiệp và đảm bảo chất lượng công trình. Do đó, khi lắp đặt hệ thống điện nhẹ (ELV) cần quan tâm đến các tiêu chuẩn như sau: 

  • Tiêu chuẩn TCVN 7189: 2002 (thay thế TCVN 7189 : 2002): Thiết bị công nghệ chuyển mạch Switch
  • Tiêu chuẩn TCN 68 –153: 1995: Cống bể cáp và tủ đấu cáp – Yêu cầu kỹ thuật thường áp dụng cho ngành bưu chính viễn thông.
  • Tiêu chuẩn TCN 68160: 1996: Cáp sợi quang -Yêu cầu kỹ thuật do tổng cục bưu điện ban hành.
  • Tiêu chuẩn TCN 68 172: 1998: Giao diện kết nối mạng -Yêu cầu kỹ thuật đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối với các giao điện tín hiệu số có tốc độ 2048 kbit/s và tín hiệu đồng bộ 2048 kHz.
  • Tiêu chuẩn TIA/EIA 569: Chỉ định về cách đi cáp, phân bổ các ổ cắm trong công trình.
  • Tiêu chuẩn TCN 68:1994: đưa ra các quy định về “Tiêu chuẩn mạng Viễn thông số Quốc gia”.
  • Tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009 (thay thế TCVN 7189:2002): với mục đích thiết lập các yêu cầu đồng nhất với mức độ nhiễu tần số của “Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo” và tiêu chuẩn hóa các điều kiện làm việc.
  • Tiêu chuẩn TCVN 66971:2000 (tương đương IEC 268-1:1985): đưa ra các quy định “Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị hệ thống âm thanh”.
  • Tiêu chuẩn TCVN 3256:1979: đưa ra các quy định về “An toàn điện – Thuật ngữ và định nghĩa”.

Bên cạnh những tiêu chuẩn liên quan đến đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho hệ thống điện nhẹ. Một số tiêu chuẩn cũng cần thiết cho việc thi công hệ thống điện nhẹ là đảm bảo tiêu chuẩn thẩm mỹ đối với bố cục lắp đặt các thiết bị trong không gian tòa nhà.

Yếu tố thẩm mỹ góp phần không nhỏ trong việc mang đến trải nghiệm cho người dùng nhằm cung cấp khách hàng nhưng tiện ích công nghệ hiện đại như: camera giám sát, hệ thống mạng internet, hệ thống điện nhẹ, hệ thống báo cháy, hệ thống truyền hình,…. cho các công trình và tòa nhà. Đồng thời, yếu tố này sẽ giúp tăng mỹ quan cho tổng thể kiến trúc hoặc công trình xây dựng.

5. Bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ chỉ chiếm giá trị từ 10-15% trên chi phí tổng công trình nhưng nó lại đóng vai then chốt để cung cấp các tiện ích về thông tin liên lạc, truyền thông và công nghệ ứng dụng cho không gian kiến trúc, tòa nhà. Không chỉ thế, hệ thống điện nhẹ có cấu thành phức tạp nên bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ luôn là một trong những vấn đề mà các kỹ sư dành sự quan tâm và đầu tư kỹ lưỡng.

5.1 Vai trò của bản vẽ trong hệ thống điện nhẹ 

Hệ thống điện nhẹ được xem là một hệ thống có tính chất công nghệ cao, có cấu trúc tương đối phức trong thi công xây dựng. Trong đó, hệ thống điện nhẹ bao gồm nhiều thiết bị, vật liệu để cấu thành nên cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình, chất lượng cho toàn hệ thống. Trước khi tiến hành thực hiện, đòi hỏi các kỹ sư phải khảo sát thực địa, đưa ra các phương án lắp đặt tối ưu nhất. Đồng thời, xây dựng một bản vẽ hệ thống điện nhẹ nhằm đảm bảo được sự thống nhất xuyên suốt cả tiến trình thi công.

Có thể thấy, bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ đóng vai trò như kim chỉ nam giúp cho toàn bộ đội ngũ thi công có thể thực hiện theo đúng phương án đề tra trong từng khâu của toàn bộ hệ thống. Đồng thời, nó còn là hệ quy chiếu để giúp cho việc tiến hành kiểm tra và nghiệm thu hệ thống điện nhẹ sẽ nhanh chóng hơn.

5.2 Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ

Tầm quan trọng của bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ là vô cùng lớn. Vì thế, một bản vẽ hệ thống điện nhẹ cần phải có chất lượng tốt và đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

  • Bản vẽ cần phải thể hiện được đầy đủ và chính xác đến từ chi tiết cấu thành của hệ thống điện nhẹ. Hơn thế nữa, cách thức bố trí của hệ thống mạch điện, dây dẫn cần liên kết với nhau chặt chẽ và tương thích với không gian kiến trúc công trình.
  • Bản vẽ cần phải trình bày rõ ràng, các điểm nút, đường dây dẫn phải được đánh dấu chính xác và rõ nét. Bên cạnh đó, các bộ phận của hệ thống điện nhẹ cũng phải được phân biệt rõ ràng trong bản vẽ thiết kế với những ký tự riêng.
  • Bản vẽ cần bám sát và phù hợp với công tác thi công, lắp đặt hệ thống điện nhẹ trên thực địa. Đây được xem là tiêu chí chính của bản vẽ nhằm để định lượng một bản vẽ có đạt chuẩn mực hay không.

Như vậy, bản vẽ thiết kế hệ thống điện nhẹ đảm bảo chất lượng về mặt kỹ thuật phải đạt cả 3 tiêu chí cơ bản trên. Ngoài ra, còn phải xem xét thêm về chi tiết nhỏ cấu thành bản vẽ, tùy theo phương án thiết kế và sự tính toán, đo đạc của kỹ sư mà lắp đặt.

6. Biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ

Biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ là không thể thiếu trong mỗi công trình thi công cho văn phòng, tòa nhà, khu chung cư. Vậy biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ gồm những gì? Sau đây, Bestray sẽ nêu 3 hệ thống chính trong thi công hệ thống điện nhẹ, cụ thể:

6.1 Biện pháp thi công hệ thống camera quan sát

Trước khi thi công hệ thống camera quan sát, cần phải kiểm tra các điều kiện an toàn cho nhân viên như: giàn giáo, đai an toàn, mũ, giày cũng như chuẩn bị các vật liệu cần thiết cho vấn đề thi công, lắp đặt.

Lắp đặt cáp tín hiệu, cáp nguồn cho hệ thống camera

  • Tiến hành việc chuẩn bị cáp, thực hiện đánh dấu cáp, tính toán chiều dây cáp và màu sắc phải đúng để phân biệt cáp tín hiệu và cáp nguồn của hệ thống. Ngoài ra, cáp tín hiệu không được phép đi chung với cáp nguồn nhằm tránh gây ra tình trạng nhiễu tín hiệu.
  • Cáp phải được đi trong máng cáp để đảm bảo cho không bị trầy xước, hư hỏng và cách điện cho cáp.
  • Định vị vị trí lắp trục treo, giá đỡ để camera sao cho dễ dàng quan sát được không gian rộng nhất. Lưu ý là camera cần lắp đặt đúng với yêu cầu thiết kế, kỹ thuật của công trình.

Tiến hành lắp đặt các đầu nối tín hiệu, hộp bảo vệ adaptor đúng kỹ thuật. Hơn nữa, kiểm tra các thông số nguồn ra của adaptor có phù hợp với nguồn vào camera chưa. Riêng với camera lắp ngoài trời cần đảm bảo vỏ bảo vệ chắc chắn để tránh nước mưa, hơi ẩm lọt vào và hạn chế tối đa các điều kiện từ môi trường tự nhiên xâm hại.

Lắp đặt trung tâm giám sát cho hệ thống camera

  • Xác định vị trí để lắp đặt tủ đựng thiết bị sao cho hợp lý với công trình.
  • Lắp đặt các thiết bị vào tủ và tiến hành kiểm tra xem nguồn cấp điện áp phù hợp chưa.
  • Thực hiện việc lắp đặt nguồn dự phòng cho hệ thống.
  • Tiến hành đo, cắt dây tín hiệu và cáp nguồn theo vị trí đã định vị.
  • Thực hiện lắp các đầu nối và dây tín hiệu vào camera. Bên cạnh đó, lắp đặt khung treo màn hình để đảm bảo chịu được lực cũng như cao độ.
  • Sau khi hoàn tất lắp đặt trung tâm giám sát, phải kiểm tra lại các kết nối giữa thiết bị xem đã siết chặt hay chưa.

6.2 Biện pháp thi công mạng LAN và Internet

Biện pháp thi công hệ thống mạng LAN và Internet đã trở nên cần thiết trong việc thi công hệ thống điện nhẹ của doanh nghiệp. Bởi mạng LAN giúp người dùng dễ dàng kết nối, thông tin liên lạc và chia sẻ dữ liệu với nhau. Để có một hệ thống mạng LAN và Internet đạt tiêu chuẩn thì cần có đơn vị lắp đặt uy tín, chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng. Sau đây là quy trình thi công lắp đặt mạng LAN.

6.2.1. Tư vấn, khảo sát thực tế trước khi lắp đặt hệ thống mạng LAN

Sau khi lắng nghe vấn đề của khách hàng, nhân viên sẽ đến trực tiếp công trình để khảo sát và hỗ tư vấn cho khách hàng. Từ đó, bạn có thể đánh giá được sự nhanh chóng, tác phong làm việc chuyên nghiệp đến từ đơn vị thi công uy tín, chất lượng.

Khi hoàn tất khảo sát, đơn vị sẽ vẽ sơ đồ và lên các giải pháp tốt nhất để lắp đặt hệ thống. Đồng thời, công ty sẽ có kế hoạch chi tiết cho công việc thi công mạng và các thiết bị cần thiết đi kèm. Tiếp đó, kỹ thuật viên sẽ trao với khách hàng xem có đồng ý với giải pháp mà họ đưa ra không. Trong trường hợp, khách không đồng ý sẽ bàn bạc lại và đưa ra giải pháp thi công phù hợp hơn với công trình.

6.2.2. Tiến hành thi công, lắp đặt hệ thống mạng LAN

Thực hiện lắp đặt hệ thống mạng LAN, thiết bị cho đến kết nối thiết bị mạng, và máy tính với hệ thống dây mạng. Đồng thời, tiến hành bố trí, phân bố các dây dẫn hợp lý để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tránh việc tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay môi trường có tính oxi hóa cao.

Nhằm giúp biện pháp thi công hệ thống mạng LAN đạt hiệu quả tốt nhất, trưởng nhóm thi công phải bố lực lượng nhân công sao cho hợp lý giữa các khu vực và các công đoạn.

6.2.3. Cài đặt hệ thống mạng LAN và hoàn tất thi công

Sau khi đã thực hiện lắp đặt hệ thống mạng LAN xong, kỹ thuật viên có nhiệm vụ cài đặt hệ thống mạng và chia sẻ các file dữ liệu, máy in,… Kiểm tra các kết nối từ hệ thống mạng đến máy tính, máy in, điện thoại, máy fax,… Tiếp đó, phân cấp quyền truy cập vào dữ liệu  trong trường hợp khách hàng yêu cầu tính bảo mật cho dữ liệu.

6.3 Biện pháp thi công hệ thống thang máng cáp

Hệ thống thang máng cáp đóng vai trò quan trọng và cần thiết nhất trong thi công hệ thống điện nhẹ. Bởi thang máng cáp giúp bảo vệ hệ thống dây dẫn, dây điện, dây cáp của các tòa nhà để tránh bị trầy xước, rách vỏ và hạn chế sự tác động từ bên ngoài. Do đó, hệ thống thang máng cáp thường được các kỹ sư luôn quan tâm cho từng công trình của mình. Khi thi công hệ thống thang máng cáp cần phải thực hiện qua những bước sau đây:

Công tác chuẩn bị

Đây là bước nền để giúp cho việc thi công, lắp đặt hệ thống thang máng cáp trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chất lượng hơn. 

  • Chuẩn bị bản vẽ, khảo sát mặt bằng công trình trước khi thi công hệ thống.
  • Chuẩn bị các dụng cụ thi công cần thiết như: máy khoan bê tông, máy cắt sắt, thang, giàn giáo, mũ, dây an toàn, kìm điện, dây nguồn, thước mét, cờ lê và các đồ bảo hộ cá nhân.
  • Chuẩn bị đầy đủ các vật tư cần thiết cho công trình bao gồm vật tư chính như: thang cáp, khay cáp, máng cáp, máng lưới phụ kiện thang máng cáp và các vật tư phụ như: Ty ren, giá đỡ, ty ren, thanh U, …..

Quá trình thi công hệ thống thang máng cáp

Sau khi chuẩn bị mặt bằng, thực hiện lắp đặt giàn giáo và bảo hộ cá nhân đầy đủ tao sẽ thực hiện công việc theo những bước sau:

  • Định vị các tuyến máng cáp điện theo bản vẽ kỹ thuật, xác định kích thước từ trục tham chiếu tại hiện trường. Đánh dấu vị trí lắp các chi tiết máng và kích thước tuyến theo kích thước thực. Đồng thời, đánh dấu điểm treo máng và vị trí cần khoan trên kết cấu.
  • Khoan vào kết cấu để lắp bu lông nở và gắn giá đỡ tại các vị trí đã đánh dấu trước đó. Bên cạnh đó, cần đảm bảo đường máng thẳng và hướng theo các trục tham chiếu đã định vị sẵn.
  • Đục lỗ xuyên vào kết cấu tại những vị trí vạch sẵn và xử lý bề mặt lỗ được khoét như mài phẳng, sơn dặm,…
  • Lắp đặt máng điện trên các giá treo máng cáp đã lắp đặt và theo thứ tự ưu tiên lắp đặt các chi tiết đầu cuối, góc và nhánh trước rồi bắt đầu lắp các đoạn thẳng nối giữa các chi tiết lại với nhau. Với những vết cắt của đoạn máng thẳng phải mài tẩy gờ thép, sơn dặm trước khi lắp nối tiếp vào đoạn máng đã được lắp sẵn.
  • Tiếp đó, nối dây đẳng thế tại các mối nối máng và lắp đặt các tấm chắn, kết cấu đỡ tại vị trí xuyên qua kết cấu tòa nhà theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Kiểm tra và hoàn thiện máng cáp đã lắp đặt theo cao độ, thứ tự lớp máng, khoảng cách các lớp và trục chuẩn, theo phương ngang hoặc thẳng,…. Cần kiểm tra, bổ sung và siết chặt bu lông nối máng,bổ sung dây đẳng thế (nếu cần). 
  • Thực hiện kiểm tra, đánh dấu tuyến máng hoàn thành vào bản vẽ thi công. Đồng thời, thực hiện yêu cầu tư vấn kiểm tra và nghiệm thu bằng mẫu nghiệm thu thi công. Bên cạnh đó, vệ sinh toàn bộ vật liệu thừa ở khu vực thi công. 
  • Sau khi thực hiện xong công tác kéo cáp, tiếp tục kiểm tra và sửa chữa các máng cáp bị lệch do thi công rồi mới tiến hành lắp nắp máng cáp.

Để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống điện nhẹ, việc sử dụng các loại phụ kiện như máng cáp, khay cáp, thang cáp, máng lưới là rất quan trọng. Những phụ kiện này giúp bảo vệ và định hướng các dây cáp, giảm thiểu tác động của các yếu tố bên ngoài như cháy nổ, va đập, mài mòn, ăn mòn, tạo nên tính thẩm mỹ cho công trình và tiết kiệm chi phí trong quá trình bảo trì và sửa chữa.

Tuy nhiên, việc sử dụng các phụ kiện này yêu cầu sự chú ý và tinh thần trách nhiệm từ phía các kỹ sư, nhà thiết kế, nhà thầu và các chuyên gia liên quan. Nếu không được thiết kế và sử dụng đúng cách, các phụ kiện M&E có thể gây ra các vấn đề về an toàn, tình trạng rối loạn dây điện, cáp hoặc các vật liệu khác, dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống điện nhẹ.

Qua các thông tin trên, chúng ta đã hiểu rõ phần nào về hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì và tầm quan trọng của hệ thống này đối với mỗi công trình. Song song đó, hệ thống thang máng cáp cũng đóng vai trò quan trọng nhất định đối với hệ thống điện nhẹ. Nếu bạn muốn tìm kiếm một đơn vị sản xuất thang máng cáp uy tín, chất lượng cao thì hãy liên hệ với Bestray ngay.

Công ty Bestray là đơn vị chuyên về sản xuất và cung cấp máng cáp đạt chất lượng cao trên thị trường. Chúng tôi với đội ngũ nhân công sản xuất sản phẩm thang máng cáp có tay nghề cao và trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ góp phần xây dựng nên những công trình bền vững. Bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay muốn đặt mua sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 090 908 96 78 để nhân được tư vấn và giải đáp.

thang máng cáp

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray
Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Bestray JSC
Bestray JSChttps://bestray.com/
Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường
RELATED ARTICLES
MẠNG XÃ HỘI
82FansLike
141FollowersFollow
147SubscribersSubscribe
BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -
Google search engine
BÀI VIẾT ĐỀ XUẤT