Theo TCVN 4516:1988, việc hoàn thiện mặt bằng khu đất xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Các tiêu chuẩn này liên quan đến vấn đề chuẩn bị mặt bằng, đường đi, hàng rào, sân chơi và trồng cây xanh. Vậy nội dung chính của TCVN 4516:1988 là gì? Hãy cùng Bestray tìm hiểu thật kỹ qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên tắc chung của TCVN 4516:1988
Nguyên tắc chung của TCVN 4516:1988 bao gồm những nội dung sau:
- TCVN 4516:1988 được áp dụng trong thi công và nghiệm thu công tác hoàn thiện mặt bằng khu đất xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.
- Phải thực hiện đúng thiết kế, tuân theo yêu cầu của TCVN 4516:1988 về việc hoàn thiện mặt bằng xây dựng và các quy phạm hiện hành có liên quan.
- Các công trình được xây dựng và hoàn thiện trên mặt bằng xây dựng bao gồm: đường đi, sân chơi, hàng rào, cây xanh. Bên cạnh đó, các hệ thống kỹ thuật hạ tầng cũng cần được hoàn thiện đồng bộ trước khi đưa vào sử dụng.
- Phải lựa chọn loại đất nền phù hợp để thiết kế. Có thể sử dụng các loại đất sét, đất pha cát, các loại xỉ, hỗn hợp tro xỉ hoặc các loại đất thải không lẫn hữu cơ.
- Cỏ được trồng phải có lớp đất màu dễ thoát nước tại các khu vực trồng cây.
- Sai lệch so với thiết kế sau khi hoàn thiện mặt bằng xây dựng theo TCVN 4516:1988 không được vượt quá những trị số sau đây:
- Độ cao của lớp phủ và lớp đất hữu cơ có sai lệch không quá ± 5 cm.
- Chiều dày của lớp đất hữu cơ có sai lệch không quá ± 20%.
- Chiều dày của lớp chống thấm, lớp phủ mặt và lớp lọc có sai lệch không vượt quá ± 10%. Tuy nhiên, chiều dày không được lớn hơn 2cm.
- Khe hở cho phép khi kiểm tra về mặt bằng thước 3m giữa thước với mặt nền là 1,5cm đối với lớp phủ mặt bằng đất, sỏi, đá dăm, xỉ và đối với lớp phủ mặt bằng bê tông atphan, bê tông là 0,5cm.
- Chiều rộng của lớp phủ bằng bê tông có sai lệch không quá 5cm và 10cm đối với các loại vật liệu khác.
- Cần tuân theo quy phạm hiện hành về thi công đường về thi công mặt đường bê tông atphan, mặt đường đá dăm.
2. Chuẩn bị mặt bằng dựa theo TCVN 4516:1988
TCVN 4516:1988 nêu rõ những điều cần thiết trong việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm:
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng theo TCVN 4516:1988 sẽ bao gồm các công tác chuẩn bị và giải phóng mặt bằng.
- Cần xác định độ cao và tọa độ của khu đất xây dựng trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng. Đồng thời, xác định các công trình và cây xanh được giữ lại.
- Công tác giải phóng mặt bằng theo TCVN 4516:1988 phải được làm trên từng phần trên khu đất xây dựng hoặc toàn bộ theo thiết kế tổ chức xây dựng bao gồm: phá dỡ công trình cũ, chặt cây, di chuyển các hệ thống kỹ thuật (thông tin, điện, nước,…).
- Theo TCVN 4516:1988, công tác chuẩn bị mặt bằng thi công bao gồm san, lấp mặt bằng và xây dựng các công trình phục vụ thi công như: bãi, xưởng, kho, điện, nước, đường đi,… và phải phù hợp với thiết kế tổ chức thi công.
- Có thể xây dựng trước một phần hệ thống điện, cấp thoát nước và đường đi của công trình để phục vụ thi công trong điều kiện hợp lý.
- Phải có hàng rào bảo vệ đối với những cụm cây xanh được giữ lại. Khi đào đất xung quanh, phải chừa lại vùng đất có đường kính lớn hơn 0,5 so với đường kính tán cây đối với những cây được giữ lại và không được đào sâu quá 30cm.
- Cần tận dụng triệt để trong quá trình thi công các công trình (hệ thống kỹ thuật, nhà ở… ) hiện có trên mặt bằng xây dựng.
- Phải có biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình phá dỡ nhà và hệ thống kỹ thuật cũ. Đối với các công trình có kết cấu phức tạp và nhà hai tầng trở lên cần phải có thiết kế phá dỡ.
- Những cấu kiện, vật liệu và thiết bị còn tận dụng được nên được phải lựa chọn ra. Sau đó, đưa về nơi quy định để bảo quản và sử dụng.
- Phải cắt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật khác trước khi giải phóng mặt bằng. Điều này cần có sự thỏa thuận của cơ quan quản lý các hệ thống đó. Còn đối với đường dây điện cao thế, đường dây thông tin và hệ thống kỹ thuật ngầm phức tạp đặc biệt thì phải có thiết kế phá dỡ.
- Quá trình nghiệm thu mặt bằng theo TCVN 4516:1988 phải được tiến hành dựa trên các yêu cầu sau:
- San phẳng và đầm nén chặt các hào và hố đào sau khi phá dỡ những công trình và hệ thống kỹ thuật ngầm theo độ chặt yêu cầu.
- Hệ thống thoát nước tạm thời cần được đảm bảo thoát nước tốt mặt để bằng không bị đọng nước.
- Phải được bảo vệ những cụm cây xanh giữ lại trong khu vực thi công, tránh bị hư hại trong quá trình thi công.
- Phải dọn sạch những cây đã chặt.
- Phải hoàn thành đúng thiết kế công tác san, lấp, đảm bảo độ chặt và độ cao theo thiết kế.
3. Đường đi dựa trên TCVN 4516:1988
Đối với đường đi, TCVN 4516:1988 có nêu rõ:
- Khi xây dựng đường ô tô hay hệ thống sân bãi, đường nội bộ trong khu nhà, vỉa hè, phải tuân theo các quy định trong TCVN 4516:1988.
- Theo TCVN 4516:1988, phải bảo đảm vấn đề thoát nước tại mặt đường đi, vỉa hè và sân bãi, không bụi và không lầy lội.
- Phải xây bó vỉa tại đường đi, vỉa hè, sân bãi trong khu nhà sau khi đã thi công xong mặt đường.
- Cho phép dùng loại đá có kích thước từ 2,5cm – 12cm đối với lớp đệm và lớp trung gian của đường đi. Và kích thước từ 2cm – 4cm, từ 1cm – 2cm và từ 0,5cm – 1cm đối với lớp vật liệu chèn phủ mặt.
- Lòng đường cần được bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn và ổn định bó vỉa. Bó vỉa cần được thiết kế theo TCVN 4516:1988 bao gồm:
- Chiều rộng mặt đường không bao gồm chiều rộng của đá bó vỉa.
- Có thể bó vỉa bằng đá xây gạch hoặc bằng bê tông. Hoặc có thể dựa theo thiết kế để sử dụng đá đẽo, đá xẻ.
- Đá bó vỉa phải có trên mặt bằng, vữa xi măng được chèn đầy vào các mối nối và bảo đảm chắc chắn.
- Đảm bảo ổn định và liên kết tốt giữa lớp đệm với đá bó vỉa bằng vữa xi măng.
- Trên nền đất hoặc nền bê tông phải đặt bó bó vỉa được nén chặt đến hệ số tối thiểu là 0,9. Khoảng cách mạch giữa các viên đá không được lớn hơn 1cm. Đồng thời, vữa xi măng mác được chèn không nhỏ hơn 50.
3.1 Mặt đường xỉ dựa trên TCVN 4516:1988
- Theo TCVN 4516:1988, chiều dày lớn nhất của lớp xỉ nén đối với mặt đường xỉ than (ở trạng thái nén chặt) không được vượt quá 15cm. Phải tưới nước trước khi xả xỉ lên trên nền đất (30 lít/m3 xỉ rời).
- Phải dùng lu để lu nhẹ bánh nhẵn trước tại khu lu lèn và không tưới nước. Sau đó mới lu lèn bằng lu nặng và tưới nước (60 lít/m3 xỉ rời). Tiếp đó, tưới nước bảo dưỡng trong khoảng từ 10 đến 12 ngày (2,5 lít/m3) xỉ rời khi đã lu lèn xong mặt đường.
3.2 Mặt đường bê tông được quy định trong TCVN 4516:1988
- Mặt đường bê tông phải được đặt trên nền cát đầm chặt có hệ số lớn hơn 0,95.
- Lớp phủ mặt đường bằng bê tông không có cốt thép theo TCVN 4516:1988 có chiều rộng tối đa 4,5m. Còn nếu chiều rộng lớn hơn thì cần làm khe co, giãn. Khoảng cách giữa các khe co cần có khoảng cách tối đa 6m, giữa các khe giãn có khoảng cách tối đa là 36m.
- Khi đổ xong bê tông mặt đường, phải bảo dưỡng ngay trong 4 giờ. Để giữ độ ẩm trong thời gian 2 tuần, trên bề mặt bê tông có thể phủ một lớp cát ẩm có chiều dày 10cm. Phải đảm bảo tuân theo TCVN 4453:87 về chế độ bảo dưỡng bê tông.
- Dựa trên TCVN 4516:1988, trong trường hợp nếu để làm khe co, giãn phải cắt mặt đường thì cần dùng máy cắt bê tông chuyên dụng. Khe co, giãn phải có độ sâu so với chiều dày của lớp bê tông tối thiểu là ¼.
- Phải dọn sạch các khe co, giãn và làm khô lớp bê tông dưới đáy khe. Đồng thời, sử dụng nhựa đường nóng có tỉ lệ 80% bi-tum và và 20% cốt liệu cột để nhét đầy. Trong thời gian đổ vào khe, nhiệt độ của nhựa đường phải đạt tới từ 160 độ C – 180 độ C.
- Cần kiểm tra độ chặt và độ bằng phẳng của nền đường; chiều dày của lớp bê tông mặt; kích thước, vị trí và cao độ của ván khuôn; độ bằng phẳng của mặt đường và chế độ bảo dưỡng bê tông khi xây dựng mặt đường bê tông.
- Phải dùng các tấm bê tông đúc sẵn để lát mặt đường đi, sân bãi và vỉa hè trên nền cát đầm chặt có độ dốc từ 1 – 2%. Các tấm đặt xong phải nằm khít với mặt nền, không được kênh khi có tải trọng. Độ cao giữa mép hai tấm cạnh nhau chênh lệch tối đa là 5 mm. Dựa theo yêu cầu thiết kế để chèn vữa các mạch nối
4. Hàng rào theo TCVN 4516:1988
Đối với hàng rào, TCVN 4516:1988 nêu rõ:
- Hàng rào được xây dựng phải tuân theo TCVN 4516:1988 bao gồm các yêu cầu sau:
- Hàng rào (bao gồm cả công ra và cổng vào) phải được thi công đúng với thiết kế.
- Hàng rào phải sử dụng các loại vật liệu theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Trong trường hợp sử dụng cây xanh làm hàng rào thì phải trồng cây hoặc gieo hạt thành dãy có chiều rộng 50cm. Chiều rộng của rãnh với mỗi dãy trồng tiếp theo phải tăng lên 20cm.
- Ngay sau khi chôn cọc phải rào hàng rào. Còn đối với loại cọc phải đổ bê tông chèn chân cọc thì sẽ tiến hành rào sau 2 tuần kể từ thời điểm đổ bê tông chèn.
- Hàng rào được làm bằng cọc gỗ theo TCVN 4516:1988 phải có đường kính tối thiểu 14cm, chiều dài tối thiểu 2,3m. Phần cọc chôn trong đất cần được quét bi-tum.
- Cọc bê tông phải chôn hố có đường kính tối thiểu 30cm, phải tiến hành lấp và đầm chặt từng lớp một. Ụ đất đắp ở chân cột phải cao hơn mặt đất 5cm.
- Sau khi đã điều chỉnh cọc và đúng vị trí thiết kế mới tiến hành đổ bê tông chèn chân cọc.
4.1 Hàng rào dây thép theo TCVN 4516:1988
- Dựa theo địa hình của đất để tiến hành rào bằng hàng rào dây thép. Các sợi dây nên song song với mặt đất, cách nhau tối đa 25cm và phải cao hơn mặt đất 20cm đối với hàng dây cuối cùng.
- Căng dây thép từ hàng dây cuối cùng để rào. Dây phải căng, không bị võng. Nếu có dây thép đặt theo chiều thẳng đứng thì tất cả các chỗ giao nhau của dây thép phải được buộc lại với nhau.
- Khi rào lưới thép, các tấm lưới thép và cọc phải được liên kết chặt với nhau. Có thể chôn cọc hàng rào trước hoặc đồng thời với việc đặt lưới thép.
4.2 Hàng rào bê tông cốt thép theo TCVN 4516:1988
- Khi sử dụng các tấm bê tông đúc sẵn để lắp ghép hàng rào, phải cạo sạch vữa bê tông và đất ở rãnh lắp ghép hai bên cọc.
- Đổ bê tông chèn chân cọc đối với cọc bê tông cốt thép lắp ghép và giữ ổn định tạm thời trong một tuần. Mác của bê tông chèn chân cột không dưới 200.
- Phải giữ khoảng hàng rào ở vị trí nằm ngang đối với những nơi địa hình dốc, giữa các đoạn khoang hàng rào có sự chênh lệch độ cao không được lớn hơn 1/4 chiều cao của khoang.
- Quá trình nghiệm thu hàng rào theo TCVN 4516:1988:
- Độ thẳng hàng và thẳng đứng.
- So với thiết kế, độ sai lệch không quá 2cm.
- Độ bền của hàng rào.
- Tính thẩm mỹ của hàng rào.
- Độ kẹp giữ chắc chắn của hàng rào.
- Cọc hàng rào phải chắc chắn.
- Kiểm tra độ khít chắc chắn đối với các cấu kiện lắp ghép.
- Chỗ hàn nối những cấu kiện thép phải được sơn bảo vệ và sơn chống gỉ.
5. Sân chơi theo TCVN 4516:1988
TCVN 4516:1988 cũng nêu rõ những yêu cầu khi xây dựng sân chơi:
- Nếu trong nhà ở xây dựng sân chơi, phải thực hiện theo TCVN 4516:1988 theo trình tự sau:
- Xác định mốc và giới hạn của sân.
- Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước.
- Làm một lớp lót bằng vật liệu dễ thoát nước.
- Có lớp phủ mặt sân.
- Vạch đường dấu mốc và thiết bị thể thao.
- Phải san bằng và lu lèn từng lớp lót. Đối với đất dính và đất cát có mô đun độ lớn nhỏ hơn 2, lớp lót phải có chiều dày không được quá 30cm. Còn đối với đất cát có mô đun độ lớn hơn 2, lớp lót phải có chiều dày không được quá 20cm.
- Lớp lọc phải sạch, không lẫn rác, đá nhỏ xếp ở trên, đá lớn xếp ở dưới. Đá nhỏ nhất của lớp lọc có kích thước tối thiểu là 7cm.
- Trong khu nhà ở xây dựng dân chơi thì cần phải tuân theo TCVN 4516:1988 bao gồm các quy định sau:
- Lớp tiếp giáp với đất nền tối thiểu là 50cm và dùng vật liệu là sỏi, xỉ, đá dăm, gạch vụn có kích thước từ 40mm – 70mm. Nếu khối lượng nhỏ hơn 1/2 khối lượng của lớp vật liệu theo thiết kế thì có thể dùng vật liệu có kích thước nhỏ hơn 40mm và lớn hơn 70mm.
- Lớp trung gian tối thiểu là 30mm và dùng đá dăm xỉ có kích thước từ 15 – 20mm.
- Lớp bề mặt phải dùng xỉ, sỏi, đá dăm có kích thước từ 5mm – 15mm. Đối với khối lượng nhỏ hơn 1/3 khối lượng của lớp vật liệu theo thiết kế thì được dùng vật liệu có kích thước nhỏ hơn 5mm (nhưng không nhỏ hơn 3mm).
- Lớp lót đối với sân chơi trồng cỏ phải dùng loại đất có thành phần cỡ hạt gần như đất sét được trộn với cát theo tỉ lệ 1:1, có môđun nhỏ hơn 2. Lớp lót có chiều dày đã lèn chặt không được nhỏ hơn 8cm.
- Theo TCVN 4516:1988, sân chơi trồng cỏ phải có lớp đất hữu cơ phải có thành phần cỡ hạt gần như đất sét, có phản ứng axit yếu (pH=5) và tối thiểu là 8cm.
- Phải làm trước các bờ chắn trước khi thi công lớp phủ mặt sân chơi, chôn bó vỉa làm bờ đất, bờ bê tông. Khi không có các bờ chắn thì không được rải và đầm nén vật liệu.
- Phải tuân theo các quy định hiện hành có liên quan trong việc trồng cỏ trên sân phơi.
- Những bồn cát, ghế đá, tán che nắng ở chỗ nghỉ ngơi phải thực hiện đúng theo TCVN 4516:1988 với các yêu cầu sau:
- Nếu sử dụng gỗ thì phải là loại gỗ nhóm 3, được bào nhẵn và chống mục bằng sơn bảo vệ.
- Nếu sử dụng bê tông và bê tông cốt thép thì mặt phải nhẵn và có mác tối thiểu là 200.
- Phải liên kết chắc chắn các cấu kiện bằng thép.
- Các cấu kiện trọng tải như cầu thang, đu quay, đu treo,… phải được kiểm tra độ bền và độ chắc.
- Chỉ được dùng cát mịn và không được lẫn với đất sét, đá đối với cát trong bồn cát cho trẻ em chơi.
6. Trồng cây xanh theo TCVN 4516:1988
Bên cạnh đó, TCVN 4516:1988 cũng có những yêu cầu trong việc trồng cây xanh bao gồm:
- Dựa theo thiết kế công trình hoặc của đơn vị chuyên môn về cây xanh để trồng cây trong sân vườn. Nên chọn những cây khoẻ, không bị sâu bệnh và có khả năng phát triển
- Sau khi đã rải xong lớp đất hữu cơ, làm xong vỉa hè sân bãi, đường đi, hàng rào và thu dọn sạch phế liệu và rác xây dựng mới tiến hành trồng cây xanh.
- Theo TCVN 4516:1988, phải chuẩn bị đất hữu cơ để trồng cây xanh theo đúng yêu cầu kỹ thuật canh tác và phù hợp với điều kiện khí hậu.
- Cần đào hố sâu từ 65cm – 90cm đối với cây trồng có vầng đất và tùy theo loại, kích thước của cây. Hố đào phải có đường kính rộng hơn đường kính vầng đất khoảng 0,5m.
- Phải đào hố có chiều sâu và đường kính 50cm đối với các cây leo. Trồng cây hoa phải đào hố có chiều sâu và đường kính 40cm.
- Vầng đất phải có đường kính tối thiểu 50cm khi cây trồng cao 130cm và đường kính thân dưới 5cm. Đường kính của vầng đất phải tăng lên 10cm nếu đường kính thân cây tăng lên 1cm. Vầng đất nên có chiều cao trong khoảng từ 50 – 60cm.
- Phải bó chặt vầng đất ngay sau khi đánh lên trong vườn ươm. Phải đắp thêm đất hữu cơ đối với những chỗ vầng đất bị nứt vỡ.
- Nếu không có vầng đất thì cây trồng phải được phủ rơm, rạ ẩm hoặc che bạt trong quá trình vận chuyển đến nơi trồng.
- Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và loại cây mà thời gian trồng cây sẽ khác nhau (tham khảo phụ lục 1).
- Cây phải được cắt đi những nhánh, và rễ bị hư hỏng, làm sạch và bôi vôi trước khi trồng. Những cây chưa kịp trồng ngay dù đã được đánh vầng thì phải được tập trung bảo vệ ở nơi kín gió.
- Phải đổ một lớp đất sét có chiều dày 15cm xuống đáy hố khi trồng cây ở nơi đất cát. Có những nơi đất chua hoặc đất mặn thì phải làm lớp thoát nước bằng sỏi, đá dăm… dưới đáy hố (có chiều dày tối thiểu 10cm).
- Dựa trên TCVN 4516:1988, những yêu cầu khi trồng cây trong mùa lạnh:
- Có vầng đất bó trong khung cứng của cây trồng. Khi đào cây ở nơi đất sét chặt, chỉ được phép bó bằng lá, giấy.
- Khi đào cây, vận chuyển và trồng cây thì không được làm vỡ vầng đất.
- Trong khi vận chuyển phải buộc ngọn cây lại và che đậy để tránh bị khô héo.
- Phải cắt bớt 30% lá say khi đã trồng cây xong. Che nắng và tưới nước cho cây mỗi tuần hai lần và trong vòng 1 tháng.
- Nên trồng cây trong mùa xuân. Khi nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 10 độ C vào mùa đông thì không nên trồng cây. Nên lấp các hố cây bằng đất hữu cơ.
- Trước khi gieo hạt cỏ, phải xới tơi lớp đất hữu cơ. Khi gieo hạt cần trộn lẫn những loại hạt bé hơn 1mm với cát khô tỉ lệ 1:1 theo thể tích, còn những loại hạt lớn hơn 1mm thì không cần trộn lẫn với cát khô.
- Với những cây mới trồng, cần tưới nước theo tiêu chuẩn TCVN 4516:1988 đã quy định:
- Cây trồng có đường kính vầng đất từ 0,7m – 1m cần 20 lít nước.
- Cây trồng có đường kính vầng đất là 1m cần 50 lít nước.
- Cây trồng có đường kính vầng đất lớn hơn 1m cần 100 lít nước.
- Khóm cây hay một cây leo cần 10 lít nước.
- Đối với diện tích trồng hoa hoặc cỏ cần 10 lít/m2.
- Đối với cây lâu năm cần 5 lít.
- Sau khi trồng cây, việc nghiệm thu phải bảo đảm các yêu cầu theo TCVN 4516:1988:
- Lớp đất hữu cơ ở nơi trồng cây có chiều dày tối thiểu 10cm. Có thể kiểm tra bằng cách đào một hố thăm có kích thước 30cmx30cm với mỗi 1.000m2 diện tích trồng, nhưng không ít hơn một cái trên một diện tích bất kỳ.
- Đất hữu cơ phải đảm bảo độ màu mỡ, khi đất nghèo phải bón phân.
- Phải trồng cây theo đúng thiết kế quy định, hoặc có thể thay thế bằng nhóm cây khác tương đương (tham khảo phụ lục 2).
- Tổ chức nhận thầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng cây trồng theo quy định hiện hành.
Phụ lục 1
Thời gian trồng cây thuận lợi
Đặc điểm vùng khí hậu | Bụi cây và cây | Cỏ và hoa | ||
Trồng vào mùa xuân | Trồng vào mùa thu | Bắt đầu đông | Kết thúc đông | |
Khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng và ẩm) | Tháng 2 và 3 | Tháng 8 | Tháng 2 | Tháng 11 |
Phụ lục 2: Nhóm cây thay thế cho nhau
Bảng 1: Cây bóng mát
Cây bóng mát hoa đẹp | Cây bóng mát hoa thơm | Cây bóng mát ăn quả | Cây bóng mát thường | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Võng | Bưởi | Mít | Nhôi | Thông nhựa |
Phượng | Hòe | Muỗm | Đẹn | Thông đuôi ngựa |
Lim, xẹt | Bứa | Dừa | Mít rừng | Bách tán |
Ban | Ngọc Lan | Bưởi | Gội tía | Đậu ma |
Kẹn | Hoàng lan | Hồng xiêm | Sến | Bời bời nhớt |
Sữa | Lan tua | Vú sữa | Liễu | Gội trắng |
Gạo | Muỗng vàng | Hồng bì | Bồ đề | Chiêu liêu |
Chan | ||||
Dâu da | Ổi | Dái ngựa | Sung hoa | |
Xoan trầu | ||||
Sầu, Nhãn , Vải, Kề, Thị, Me, Hồng | Dọc | Nhựa duối | ||
Nụ | ||||
Xoài | Lộc vừng | |||
Dâu da xoan | Xoan | |||
Gioi, Nhót, Trám | Dầu nước | |||
Chò nâu | ||||
Chò chỉ | ||||
Long não | ||||
Vàng tâm | ||||
Bàng | ||||
Đề | ||||
Trám | ||||
Lát hoa | ||||
Kim giao | ||||
Giáng hương |
Bảng 2: Cây trang trí
Tre, trúc | Cau, dừa | Cây cảnh dáng đẹp | Cây cảnh hoa đẹp | Cây cảnh quả đẹp | Cây cảnh leo đẹp | Cây hàng rào | Cây viền bồn | Cây hoa |
Trúc chỉ | Cau bụi | Cam | Phù dung | Quất | Angtigon | Dâm bụt | Xương rồng tàu | Hoa sen |
Đào | Hoa xô | |||||||
Trúc bụng phật | Cau đẻ | Cam chanh | Cam | Bìm bìm | Duối lá đơn | Thanh tảo | ||
Chuối | Mận | |||||||
Trúc đùi gà | Bóng nổ | Hoa mào gà | ||||||
Cà xanh | Lựu | Chùm ớt | Ô Rô | |||||
Trúc sào | Tài tượng | |||||||
Mộc | Mô | Cúc ngũ sắc | ||||||
Cọ xẻ | Mơ | Dây bông xanh | Xương rồng tàu | |||||
Trúc cần câu | Phật bà | Mẫu đơn | ||||||
Cau bụng | Trà | Đào | ||||||
Trúc hòa long | Móc | Na | Đại vàng | Dừa cạn | ||||
Trúc vuông | Cọ sầu | Đại | Mận | Găng | Đồng tiền | |||
Trúc đào đỏ | Tía tô cảnh | Hoa đơn | ||||||
Dạ hương | Trúc đào vàng | Duôi | Tóc tiên | Chân chim | ||||
Tre và ngà | Dừa | Móng rồng | Loa kèn | |||||
Đùng đình | Trạng nguyên | Dâm bụt | Măng leo | Bỏng nổ | Dệu đỏ | Hoa huệ | ||
Tre luồng | Vạn tuế | Mõm sói | ||||||
Vạn tuế | Bách hơi | Thiên lý | ||||||
Móng bò | Xương rồng | Mõm sói | ||||||
Vẩu | Liễu đài đá | Tóc tiên dây | ||||||
Thiên tuế | Hoa nhài | |||||||
Nứa | Ngô đồng cảnh | Hoa giấy | Thược dược | |||||
Giang | Tùng | Cúc gấm | ||||||
Bương | Cúc trắng | |||||||
Chuối dẻ quạt | ||||||||
Mai | Huyết dụ | Cúc đại đóa | ||||||
Tre vàng | Cúc kim tiền | |||||||
Dứa lẵng | ||||||||
Sọc | Cúc móng rồng | |||||||
Ngâu | ||||||||
Tre gai | ||||||||
Móng bò trắng | Cúc vàng to | |||||||
Đinh lăng | Cúc bạch nhật | |||||||
Đại | Hoàng kim tháp | |||||||
Cúc tím | ||||||||
Cúc thi | ||||||||
Trúc đào vàng | Vạn thọ cao |
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về TCVN 4516:1988 về việc chuẩn bị mặt bằng, đường đi, hàng rào, sân chơi và trồng cây xanh để hoàn thiện mặt bằng khu đất xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng. Bestray mong rằng bạn đã có những kiến thức cần thiết để xây dựng được công trình đạt chất lượng.
Bên cạnh mặt bằng của công trình thì hệ thống thang máng cáp bảo vệ đường dẫn điện, nước trong tòa nhà cũng cần phải được chú trọng. Bestray là nhà cung cấp và sản xuất các sản phẩm trong hệ thống thang cáp, máng cáp cable tray, khay cáp điện, máng cáp dạng lưới, phụ kiện thang máng cáp… chất lượng với giá thành tốt nhất. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác, bạn có thể truy cập vào Website https://bestray.com/.
Một số hình ảnh dự án của Bestray
——————————————————————————————
Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)
- Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
- Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
- E-mail: sales@bestray