Thứ Bảy, 11 - 01 - 2025
bestray
Trang chủCẩm nangTủ MSB là gì? Cấu tạo, vai trò và lưu ý khi...

Tủ MSB là gì? Cấu tạo, vai trò và lưu ý khi sử dụng

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Để tạo nên hệ thống truyền tải điện năng một cách hoàn chỉnh thì trạm biến áp được lắp đặt để phục vụ mục đích đó. Tủ msb được lắp tại trạm biến áp để đảm bảo việc cung cấp điện diễn ra thuận lợi. Vậy tủ msb là gì và chúng có vai trò ra sao trong việc cung cấp điện trong hệ thống điện quốc gia? Bài viết dưới đây, Bestray sẽ chia sẻ để cung cấp thêm thông tin giúp người đọc hiểu thêm về tủ msb.

1. Tủ msb là gì? Có chức năng gì?

Dòng điện khi truyền tải thường có điện áp cao, để đưa điện vào mạng lưới phục vụ việc sản xuất, sinh hoạt của người dân,… cần có các trạm biến áp để chuyển đổi điện năng từ 6 – 10 – 22 – 35kV xuống 380 – 220V.

Để đáp ứng việc cung ứng điện, trạm biến áp khi lắp đặt được chia thành nhóm riêng biệt như sau:

  • Tủ điện tổng phân phối điện hay tủ msb được lắp đặt với chức năng đóng / ngắt điện và bảo vệ sự an toàn cho hệ thống điện phụ tải, được lắp đặt tại trạm điện hạ thế có chức năng chuyển đổi điện năng từ 15kV xuống 380 VAC.   
  • Tủ phân phối DB: Được lắp ngay sau tủ msb, đây là loại tủ được sử dụng thường xuyên trong trạm điện hạ thế. Tủ này được lắp nhằm cung cấp điện chủ yếu cho những thiết bị như máy bơm, động cơ.
  • Tủ điện ATS: Thiết bị được lắp đặt với mục đích chuyển đổi nguồn tự động, thực hiện việc cung cấp điện khi hệ thống điện phụ tải bị ngắt điện và chuyển đổi nguồn trở lại khi điện được cung cấp trở lại.

Như vậy, để đảm bảo việc cung cấp điện thì tủ msb đóng vai trò chủ chốt của trạm điện hạ thế, trong mạng lưới phân phối điện.

2. Cấu tạo và vai trò của tủ msb

Tủ msb được thiết kế với những bộ phận sau:

  • Tủ msb có nhiều ngăn chứa như: ACB/MCCB tổng, các MCCB/MCB ngõ ra tải, tụ bù, khối chuyển nguồn ATS,… Các thiết bị được lắp đặt sẽ được thiết kế theo từng nhu cầu của khách hàng.
  • Vỏ tủ msb được làm từ chất liệu thép mạ kẽm, và được sơn một lớp sơn tĩnh điện bên ngoài.
  • Ngoài ra, còn có các bộ phận khác như: nắp tủ, các bề mặt tủ có thể dễ dàng tháo lắp, thuận tiện cho việc di chuyển lắp đặt. Nhất là trong giai đoạn sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị được thực hiện dễ dàng hơn.

Đóng vai trò quan trọng trong các trạm biến hạ áp thì tủ msb là một thành phần không thể thiếu trong việc tạo nên một hệ thống điện phụ tải. Tủ msb thường được lắp ngay sau trạm hạ áp và trước tủ điện phân phối. Ngoài ra, khi lắp đặt tại trạm biến hạ áp thì tủ msb có thể được lắp đặt trong nhà theo kiểu module nhằm mục đích cung cấp và phân phối điện cho phụ tải hoạt động với công suất lớn.

Khi được lắp đặt tại trạm hạ áp thì tủ msb thực hiện chức năng đóng, cắt điện hệ thống điện phụ tải. Cũng nhờ đó mà việc cung cấp điện cho các xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến,… thuận lợi hơn. Hơn nữa, các đơn vị sử dụng tủ msb để cung cấp điện có thể chủ động thực hiện nhanh gọn và đơn giản hơn.

Ngoài ra, tủ msb còn còn đóng vai trò trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống điện. Giúp hệ thống điện hạn chế gặp sự cố cháy nổ hay xảy ra việc chập điện khi bị các yếu tố ngoại cảnh gây ra.

Hiện nay, các cơ sở lớn như doanh nghiệp, trường học, bệnh viện,… sử dụng điện với công suất lớn rất cần một chiếc tủ msb để hệ thống điện được bảo vệ an toàn, hạn chế hậu quả không đáng có và hoạt động hiệu quả cao hơn. 

3. Ưu nhược điểm của tủ msb

Các sản phẩm tủ msb được thiết kế, sản xuất với tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật cao, khi lắp đặt chúng mang lại những ưu điểm sau:

  • Trong giai đoạn lắp đặt

Tủ msb có cấu tạo và thiết kế với nhiều khối tách rời nhau nên khi di chuyển để lắp đặt rất thuận tiện và dễ dàng.

Các đầu nối được bố trí một cách hợp lý nên khi lắp đặt tủ msb sẽ nhìn không bị rối, gọn gàng. Một số trường hợp dây điện không được bố trí hợp lý, khiến đường dây điện bị rối dẫn đến vị trí lắp đặt rất nguy hiểm. Hơn nữa, khi gặp sự cố cũng dễ sửa chữa hơn, hay khi bảo trì định kỳ cũng thực hiện dễ hơn.

  • Trong khi vận hành tủ msb

Khi lắp đặt sẽ được hướng dẫn và cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết nên khi vận hành cũng thực hiện dễ dàng hơn.

Cũng nhờ có sơ đồ vận hành chi tiết nên khi bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hay cần sửa chữa một số chi tiết cũng không tốn nhiều thời gian thực hiện và không gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những ưu điểm trên, thì việc sử dụng tủ msb cũng có những nhược điểm  như: chỉ nên lắp đặt tại những cơ sở có nhu cầu sử dụng điện với công suất lớn, cần nhiều không gian lắp đặt khi muốn mở rộng,…

4. Sơ đồ nguyên lý của tủ msb

Sơ đồ nguyên lý của tủ msb được thể hiện trong hình ảnh dưới đây:

Sơ đồ nguyên lý tủ msb
Sơ đồ nguyên lý tủ MSB

Mỗi loại tủ msb khi tiến hành lắp đặt sẽ được cung cấp sơ đồ thiết kế cụ thể và chi tiết cho khách hàng. Sơ đồ thiết kế của mỗi khách hàng là không giống nhau, tùy thuộc nhu cầu lắp đặt tủ msb của khách hàng.

5. Bảng giá tủ msb trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp và thực hiện lắp đặt tủ msb.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, Bestray chuyên cung cấp các sản phẩm như thang máng cáp, máng lưới, thiết bị điện với chất lượng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Chúng tôi luôn cung cấp những sản phẩm tủ msb chất lượng nhất cho khách hàng, tiến hành lắp đặt nhanh chóng và mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất. Để biết thêm thông tin và nhận báo giá của việc lắp đặt tủ msb, liên hệ với chúng tôi qua hotline 0909 089 678 để được báo giá sớm nhất.

6. Lưu ý bảo quản và sử dụng

Sau khi lắp đặt, việc vận hành tủ msb cũng cần được lưu ý nhiều để chúng được hoạt động một cách tốt nhất.

Cụ thể cần lưu ý một số thông tin quan trọng sau:

  • Trước khi thực hiện đóng điện lần đầu hoặc đóng điện sau khi xử lý sự cố, cần thực hiện việc kiểm tra điện trở trước khi đóng điện tủ msb. Đo điện trở và phải đảm bảo điện trở cách điện lớn hơn 5MΩ mới có thể thực hiện việc đóng điện.   Nếu điện trở được đo thấp hơn 5MΩ thì thực hiện việc sấy khô tủ msb bằng bóng đèn hoặc bằng điện trở trong 24h sau đó thực hiện đo lại. Cần lưu ý việc ngắt tất cả các thiết bị đóng cắt chính là ACB và MCCB, các cầu chì của đèn báo pha và máy phát tủ trước khi tiến hành đo điện trở của tủ msb.
  • Kiểm tra tủ msb để đảm bảo những vật như dây vụn, ê-cu, các dụng cụ,… bị sót lại sau khi lắp đặt để những vật dụng này không làm ảnh hưởng đến việc vận hành tủ msb. Bên cạnh đó, cần vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt cần thực hiện việc hút bụi bên trong tủ msb.
  • Sau khi lắp đặt xong tủ msb, cần kiểm tra thử mạch điều khiển của tủ để chắc chắn tủ có thể hoạt động tốt, có gặp sự cố hay trục trặc gì không khi mới lắp đặt. Kiểm tra chức năng cấp điện và thực hiện vận hành thử theo mạch logic theo bản vẽ chi tiết đã được cung cấp khi lắp đặt tủ msb.
  • Bước kiểm tra tiếp theo là kiểm tra tính cách điện của tủ msb, xem chúng có cách điện toàn bộ hay chưa, đặc biệt cần kiểm tra tính cách điện của mạch điều khiển. Đảm bảo hệ thống luôn được cấp điện ít nhất là 500Vdc.

Đó là những thao tác kiểm tra chính, những bước kiểm tra cuối cùng cần thực hiện kiểm tra tủ msb là:

  • Kiểm tra các đầu nối điện, cơ khí, bulong bắt cố định tủ msb xem có chắc chắn không, một số phần dẫn điện khác như long đen, dây tiếp địa chạy lên cánh tủ,…
  • Kiểm tra một số mục khác như bề mặt ngoài của tủ, lớp sơn tĩnh điện trên bề mặt tủ, nhất là nhãn mác, những đánh dấu trên tủ msb, trên mạch lực và mạch điều khiển để phục vụ cho việc sửa chữa sau này.

Ngoài những lưu ý trên, trong quá trình vận hành, cần thực hiện đóng điện theo đúng quy trình từ đầu vào đến đầu ra để không làm hư hệ thống hoặc gây lỗi cho tủ. Khi máy biến áp không tải, tuyệt đối khống đóng điện bằng tay toàn bộ cấp tụ bù lên.

7. Tổng kết

Qua bài viết về tủ msb, Bestray hy vọng khách hàng có được những thông tin cần thiết hiểu được vai trò, công dụng và cấu tạo của tủ msb để đảm bảo việc sử dụng được thuận lợi hơn, cũng như tầm quan trọng của tủ msb trong hệ thống điện. Do đó, tùy vào nhu cầu sử dụng, công suất điện cần được cung cấp để đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở chế biến, trường học,… để có thể tiến hành lắp đặt loại tủ cho phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng để đảm bảo tủ msb hoạt động ổn định bạn cần trang bị thêm máng cáp, hộp cáp điện để giúp bảo vệ dây điện được sử dụng an toàn, tránh xảy ra các sự cố về cháy nổ điện.

Máng cáp dạng lưới mạ kẽm nhúng nóng Bestray
Máng cáp dạng lưới mạ kẽm nhúng nóng Bestray
Máng cáp đục lỗ nhôm Bestray
Máng cáp đục lỗ nhôm Bestray
Thang cáp Bestray
Thang cáp Bestray

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị điện, Bestray nhận được sự tín nhiệm của nhiều chủ đầu tư, công ty xây dựng, công trình điện, chung cư cao tầng. Với phương châm hoạt động là nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín nên Bestray trở thành nhà sản xuất và cung cấp hệ thống thang máng cáp, máng lưới, khay cáp, máng cáp điện, phụ kiện máng cáp chuyên nghiệp trên cả nước. Trong đó, các quy trình thiết kế, sản xuất đều được chúng tôi kiểm tra khá nghiêm ngặt, và sở hữu đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Hãy liên hệ qua hotline 0909 089 678, để nhận báo giá về sản phẩm.

thang máng cáp

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray
Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Bestray JSC
Bestray JSChttps://bestray.com/
Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường
RELATED ARTICLES
MẠNG XÃ HỘI
82FansLike
141FollowersFollow
147SubscribersSubscribe
BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -
Google search engine
BÀI VIẾT ĐỀ XUẤT