Thứ Sáu, 10 - 01 - 2025
bestray
Trang chủCẩm nangĐiện công nghiệpKinh nghiệm khi lắp đặt trạm biến áp

Kinh nghiệm khi lắp đặt trạm biến áp

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Năng lượng điện là nguồn nhiên liệu chính phục vụ cho mọi hoạt động trong đời sống. Do đó, với sự phát triển của hệ thống năng lượng điện nên xuất hiện các trạm biến áp có công suất lớn. Đây là nơi tạo nên một hệ thống điện truyền tải điện năng hoàn chỉnh với nhiệm vụ chính là cung cấp điện. Thông thường, trạm biến áp có rất nhiều loại dây dẫn điện khác nhau và thường sử dụng máng cáp, thang cáp để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hãy cùng Bestray bỏ túi cho mình kinh nghiệm lắp đặt trạm biến áp trong bài viết sau đây. 

1. Đôi nét về trạm biến áp

Trạm biến áp là một thiết bị tĩnh điện được dùng để truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện xung quanh chiều giữa các mạch điện, thông qua hiện tượng cảm ứng ứng điện từ. Đây là thiết bị có nhiệm vụ truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng cách đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác. Trạm biến áp còn là nơi lắp đặt các máy biến áp và các thiết bị phân phối khác, tạo nên một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh làm nhiệm vụ cung cấp điện.

Tầm quan trọng của trạm biến áp
Trạm biến áp có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hệ thống năng lượng cho từng hoạt động kinh tế xã hội.

Nguyên tắc hoạt động của trạm biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt điện áp xoay chiều ở 2 đầu cuộn sơ cấp sẽ gây ra sự biến thiên từ thông ở bên trong 2 cuộn dây. Sau đó, từ thông này đi qua cuộn sơ cấp và thứ cấp sẽ làm xuất hiện suất điện động cảm ứng trong cuộn thứ cấp và biến đổi điện áp ban đầu.

2. Cấu tạo và phân loại trạm biến áp

Có rất nhiều loại trạm biến áp khác nhau, mỗi loại đều có những đặc điểm cấu tạo riêng biệt. Về cơ bản thì trạm biến áp được phân loại dựa vào:

Điện áp

  • Siêu cao áp: Là trạm có điện áp lớn hơn 500kV.
  • Cao áp: Trạm biến áp có điện áp 66kV, 110kV, 220kV và 500kV.
  • Trung áp: Gồm các trạm có điện áp 6kV, 10kV, 15kV, 22kV và 35kV.
  • Hạ áp: Có điện áp nhỏ hơn thường là 0,4kV và 0,2kV.

Điện lực

Trạm trung gian: Là trạm biến áp có chức năng nhận điện ở cấp điện áp 110kV – 220kV và chuyển thành cấp điện áp 22kV – 35kV. Các trạm biến áp này được đặt ngoài trời bởi công suất của nó rất cao. Máy biến áp cùng các thiết bị đóng cắt khác cũng có kích thước khá lớn.

Trạm phân phối: Loại trạm biến áp này sẽ nhận điện từ trạm biến áp trung gian và thực hiện biến đổi điện năng từ 22kV – 35kV sang 0,4kV – 0,22kV.  Đây là trạm thường được sử dụng phổ biến trong hệ thống mạng hạ áp dân dụng, nhà máy, xưởng. Dưới đây là các kiểu trạm biến áp phân phối:

  • Trạm treo: Chính là loại trạm có các thiết bị, máy biến áp đều được treo trên cột.
  • Trạm biến áp giàn: Là loại trạm có máy biến áp được đặt trên giá đỡ giữa hai cột trụ lớn, cấp điện áp là 35kV, 22kV/0,4kV.
  • Trạm bệt: Đây là thiết bị cao áp được đặt trên cột, tủ phân phối hạ áp thì đặt trong nhà và máy biến áp thường đặt bệt trên bệ xi măng dưới đất. Xung quanh trạm được bảo vệ bởi tường rào để đảm bảo an toàn cho người dân. 
  • Trạm Kios: Là trạm điện áp được lắp đặt hợp bộ trong vỏ trạm bằng tôn và khung kim loại kín, ứng dụng rộng rãi ở các hệ thống điện trung thế trong công nghiệp, khu dân sinh, các tòa nhà cao tầng. Loại trạm này có 3 khoang là khoang trung thế, khoang hạ thế và khoang máy biến áp. 
  • Trạm kín: Là trạm mà máy biến áp và các thiết bị điện được lắp đặt trong nhà. Trong mỗi trạm sẽ có 3 phòng: phòng cao áp, phòng máy điện áp và phòng hạ áp. Loại trạm này được sử dụng phổ biến tại các khu có mật độ dân số đông để đảm bảo về mặt mỹ quan. 

Mục đích sử dụng

  • Trạm biến áp ngoài trời: Là các trạm trung gian có công suất cao. Bởi vì máy biến áp cùng các thiết bị của trạm có kích thước khá lớn nên không gian đặt trạm cũng đòi hỏi diện tích lớn. 
  • Trạm biến áp trong nhà: Là loại trạm được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Bởi nó thích hợp xây dựng để cấp điện ở các khu đô thị đông dân mà không gây ảnh hưởng đến cảnh quan. Với kích thước phù hợp để lắp đặt trong phòng và đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống xung quanh. Có 2 loại trạm trong nhà: trạm kín và trạm Gis. 

3. Quy định, tiêu chuẩn trạm biến áp

Những quy định của ngành quản lý yêu cầu các nhà sản xuất, đơn vị lắp đặt trạm biến áp quản lý vận hành có thể tham khảo một số tiêu chuẩn lắp đặt. Nhằm theo dõi quá trình vận hành để đảm bảo an toàn máy biến áp và lưới điện, tăng tuổi thọ cho thiết bị. 

Tiêu chuẩn đi kèm của trạm biến áp: Tiêu chuẩn IEC 60076, TCVN 6611-2, TCVN 6611-3, TCVN 6611-4, TCVN 6611-5, IEC 61869 và TCVN 7479. Bên cạnh đó, bạn cần phải tuân thủ các quy định khi triển khai như: Các quy tắc về đấu nối, chống sét và chống đinh tuyến,…

4. Lưu ý khi lắp đặt trạm biến áp

Để đảm bảo an toàn và phát huy hết tính năng của trạm biến áp khi sử dụng trạm biến áp cần phải lưu ý tới một số vấn đề khi lắp đặt dưới đây:

  • Đặt trạm biến áp ở các vị trí dễ quan sát tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì máy theo định kỳ.
  • Chọn lựa máy biến áp có công suất phù hợp với trạm biến áp để có thể hoạt động hiệu quả hơn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng quá công suất của máy vì sẽ gây tiêu hao lớn nguồn điện năng và làm giảm tuổi thọ của trạm biến áp.

Các trạm biến áp thường có công suất lớn bởi có rất nhiều loại thiết bị và đường dây điện ở phía trong. Hơn nữa, trạm biến áp cũng là một trong những nơi dễ xảy ra các vụ cháy nổ nguy hiểm. Do đó khi tham gia lắp đặt trạm biến áp bạn nên sử dụng các thiết bị phụ trợ như: Thiết bị bảo hộ chống điện giật, máy phát điện dự phòng, bộ điều khiển tự động, hệ thống giám sát, thang cáp, máng cáp,…

5. Tóm lược

Trạm biến áp là một phần quan trọng của hệ thống điện, giúp chuyển đổi điện áp từ mức cao xuống mức thấp hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân và các công trình sản xuất. Với vai trò quan trọng như vậy, việc sử dụng các phụ kiện như máng cáp, thang cáp, máng lưới, phụ kiện máng cáp và khay cáp trong các trạm biến áp là điều cần thiết.

Máng cáp, thang cáp, máng lưới, phụ kiện máng cápkhay cáp giúp bảo vệ và tối ưu hóa việc truyền tải dây điện, dây cáp và các loại ống dẫn khác. Chúng giúp tránh việc dây cáp và các loại ống dẫn bị vướng, rối và gây ra nguy hiểm cho hệ thống điện. Phụ kiện máng cáp giúp kết nối, nối tiếp các đoạn máng cáp và giữ cho chúng chắc chắn, tránh bị nứt hoặc gãy trong quá trình sử dụng. Các khay cáp giúp phân loại và quản lý dây cáp, giúp cho việc lắp đặt và bảo trì trở nên dễ dàng hơn.

Với tiêu chí quan trọng nhất trong thi công là đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số thiết bị của Bestray như thang cáp, khay cáp, máng lưới… Đây là những thiết bị được lựa chọn để sử dụng tại các công trình, nhà máy, chung cư bởi đảm bảo các tiêu chí an toàn và tiết kiệm.

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, tư vấn và cung cấp các thiết bị điện. Bestray cam kết luôn mang đến những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý và đảm bảo uy tín nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn sản phẩm của chúng tôi. Nếu có bất cứ thắc mắc về thang cáp, máng cáp,… bạn có thể liên hệ với Bestray ngay để được tư vấn hoặc xem thêm các bài viết khác của chúng tôi.

Một số sản phẩm thang máng cáp tại Bestray:

Hình ảnh sản phẩm thang máng cáp

Hình ảnh sản phẩm thang máng cáp tại Bestray

Hình ảnh sản phẩm thang máng cáp tại Bestray

 

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray

thang máng cáp

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Bestray JSC
Bestray JSChttps://bestray.com/
Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường
RELATED ARTICLES
MẠNG XÃ HỘI
82FansLike
141FollowersFollow
147SubscribersSubscribe
BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -
Google search engine
BÀI VIẾT ĐỀ XUẤT