Với thời buổi công nghệ tiên tiến như hiện nay thì phần lớn, các thiết bị điện tử thông minh đều được kết nối với Internet. Và hệ thống mạng LAN là một các phương thức giúp các thiết bị máy móc văn phòng kết nối được với Internet một cách dễ dàng.
Bất kể doanh nghiệp có quy mô như thế nào cũng đều cần một hệ thống máy tính có thể truy cập mạng để phục vụ tốt cho công việc. Mô hình mạng được xem là “xương sống” giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru, có tính bảo mật cao, dễ dàng bảo trì và nâng cấp. Vậy hệ thống mạng LAN là gì? Hãy cùng Bestray tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Mạng LAN là gì?
Hệ thống mạng LAN được viết tắt của từ tiếng Anh là Local Area Network. Có thể được tạm dịch ra là mạng máy tính nội bộ. Hệ thống này cho phép người dùng kết nối các thiết bị với nhau để cùng làm việc và chia sẻ dữ liệu. Chúng được thực hiện trong một không gian hẹp và kết nối nhau thông qua sợi cáp LAN. Chính vì thế mà chúng chỉ thường dùng trong những không gian làm việc có phạm vi giới hạn.
2. Các mô hình hệ thống mạng LAN phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều mô hình hệ thống mạng LAN được sử dụng trong các văn phòng doanh nghiệp. Nhưng có 3 loại mô hình phổ biến thường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn: mô hình mạng LAN trạm – chủ, mô hình mạng LAN ngang hàng và mô hình mạng LAN lai. Bestray xin chia sẻ đặc điểm chi tiết của từng loại mô hình cụ thể như sau:
2.1. Mô hình mạng trạm – chủ (Client – Server)
Trong mô hình mạng trạm – chủ bao gồm có 2 loại thiết bị:
- Máy tính có vai trò là một máy chủ (Server): Chúng có khả năng cung cấp các dịch vụ và tài nguyên đến các máy của trạm khác trong cùng một hệ thống mạng. Server có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động trên máy trạm Client được tiến hành hiệu quả hơn.
- Máy tính và các thiết bị ngoại vi khác đóng vai trò là máy trạm Client: Ở bộ phận này, chúng không cung cấp các dịch vụ và tài nguyên đến các thiết bị ngoại vi hoặc máy tính mà chỉ sử dụng tài nguyên được cung cấp từ máy chủ Server. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp mà một máy trạm trong mô hình này có thể là một máy chủ cho một mô hình khác.
Cách vận hành hệ thống mạng LAN đối với mô hình mạng trạm – chủ như sau: Máy trạm sẽ gửi yêu cầu thông tin đến cho máy chủ và máy chủ sẽ tiến hành xử lý dữ liệu rồi gửi kết quả lại cho máy trạm.
Ưu điểm nổi bật của mô hình mạng Client – Server
- Có thể làm việc hiệu quả trên bất kì một thiết bị máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông.
- Mô hình Client – Server không hề liên quan đến phần cứng mà chỉ mang đặc điểm của phần mềm, yêu cầu duy nhất đối với hệ thống mạng LAN này là Server phải có cấu hình cao hơn các Client.
- Mô hình mạng trạm – chủ mang đến sự tiện dụng và hỗ trợ người dùng nhiều dịch vụ đa dạng bởi khả năng truy cập từ xa mà các mô hình cũ hơn không đáp ứng được.
Nhược điểm của mô hình mạng Client – Server
- Tính bảo mật kém do phải thường xuyên trao đổi qua lại các dữ liệu giữa máy chủ và máy.
- Để duy trì toàn bộ hệ thống mạng, phải luôn có 1 máy chủ hoạt động 24/7. Chính vì sự phụ thuộc vào máy chủ, nên nếu máy chủ gặp trục trặc thì toàn bộ hệ thống mạng LAN đều bị ngưng trệ theo.
- Chi phí lắp đặt hệ thống mạng cho mô hình mạng Client – Server cao.
2.2. Mô hình mạng ngang hàng (Peer to Peer)
Trong mạng ngang hàng Peer to Peer (được viết tắt là P2P), mỗi máy tính sử dụng trong văn phòng đóng vai trò vừa là máy trạm, vừa là máy chủ đối với các thiết bị khác trong mạng lưới. Điều đó có nghĩa là một mạng P2P sẽ được tạo ra khi hai hoặc nhiều thiết bị máy tính văn phòng được kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau mà không cần phải thông qua một máy chủ riêng biệt nào khác.
Ưu điểm của mô hình mạng P2P
- Tất cả các máy tính trong hệ thống mạng LAN đều có khả năng lưu trữ, khả năng tính toán và đóng góp băng thông.
- Không bị phụ thuộc vào bất kỳ một máy chủ nhất định nào mà hệ thống vẫn có thể hoạt động tốt khi có một số máy gặp sự cố.
- Cho phép người dùng tìm kiếm các tệp tin trên máy tính của người khác và cho phép người khác tìm kiếm tệp tin trực tiếp ngay trên máy tính của bạn nhưng thường chỉ được giới hạn trong một thư mục mà bạn đã chia sẻ.
- Dễ cài đặt và chi phí lắp đặt thấp.
Nhược điểm của hệ thống mạng P2P
- Tính bảo mật và độ an toàn kém, phụ thuộc vào mức truy cập đã được chia sẻ.
- Không cho phép lưu trữ và quản lý tập trung.
2.3. Mô hình mạng lai (Hybrid)
Mô hình mạng lai là hệ thống mạng LAN được kết hợp từ cả hai loại mạng trạm – chủ và mạng ngang hàng. Trong mô hình mạng có máy chủ (server) thực hiện những nhiệm vụ chuyên biệt, không phải mọi máy chủ đều hoạt động như nhau nhằm hỗ trợ các máy trạm trên mạng. Một số máy chủ có thể thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt nào đó hoặc cũng có thể thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ (ví dụ như: File server, FTP server, Web server, Printer server…)
3. Đặc điểm mô hình hệ thống mạng LAN doanh nghiệp
Thông qua dây cáp và các thiết bị mạng mà hệ thống mạng LAN có thể kết hợp các thiết bị laptop, máy tính văn phòng lại với nhau. Hệ thống mạng LAN được thiết kế một cách khoa học và phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp giúp đảm bảo tốc độ Internet luôn nhanh và ổn định cho hàng chục, hàng trăm thiết bị máy móc văn phòng sử dụng cùng lúc. Nhờ vậy mà trong cùng một không gian làm việc, chúng có thể giúp nhiều người dùng dễ dàng thực hiện các tác vụ như:
- Tra cứu, tìm hiểu và trao đổi thông tin thông qua các nền tảng Internet một cách nhanh chóng.
- Chia sẻ các dữ liệu, tập tin nội bộ với nhau.
- Chỉnh sửa hoặc sao chép các dữ liệu, tập tin trên máy tính khác một cách đơn giản như đang thực hiện trên máy tính của chính mình.
- Dễ dàng sử dụng chung các thiết bị ngoại vi khi kết nối mạng như: máy photocopy, máy scan, máy in, máy fax,…
4. Sơ đồ hệ thống mạng LAN trong công ty logic
4.1. Đối với công ty nhỏ
Mô hình của hệ thống mạng LAN trong các công ty nhỏ thường được lắp đặt đơn giản với khoảng dưới 20 user sử dụng mạng. Từ Modem nhà mạng được kết nối Switch. Từ switch sẽ được nối ra các thiết bị máy móc văn phòng như: máy tính, máy scan, máy photocopy, máy in, máy fax,… Mô hình này khá thông dụng ở các doanh nghiệp, văn phòng làm việc không cần yêu cầu cao về sử dụng mạng.
- Ưu điểm: lắp đặt đơn giản, dễ quản lý, dễ triển khai và xử lý sự cố.
- Nhược điểm: chỉ đáp ứng được trong phạm vi nhỏ có số lượng người dùng thấp.
4.2. Đối với công ty lớn
Khác với mô hình mạng dành cho công ty nhỏ, hệ thống mạng LAN được lắp đặt trong các doanh nghiệp có quy mô lớn thường sử dụng từ vài chục, vài trăm cho đến vài nghìn user sử dụng và được chia thành các khối khác nhau. Từ vùng core, DMZ, server farm, access, storage,… Server Farm không trực tiếp truy cập Internet mà sẽ bao gồm các server chạy dịch vụ nội bộ. Đó có thể là máy chủ chạy Database, File Server, chứng thực,… DMZ là vùng đặt các server chạy dịch vụ cho phép mọi người dùng từ Internet có thể tương tác và truy xuất dữ liệu. Các dịch vụ có thể kể đến như Website, Mail, FTP,…
- Ưu điểm: Mô hình có kết nối chặt chẽ, có tính an toàn và bảo mật cao giữa các phân vùng.
- Nhược điểm: Phức tạp, quản trị viên cần phải có các kiến thức nâng cao để quản trị hệ thống, vận hành và xử lý mọi sự cố đối với hệ thống mạng.
5. Cách kết nối xây dựng hệ thống mạng LAN trong công ty
Để xây dựng hệ thống mạng LAN trong công ty, chúng thường được thực hiện trình tự theo các bước như:
- Bước 1: Khảo sát mặt bằng doanh nghiệp cần xây dựng hoặc tối ưu hệ thống mạng
- Bước 2: Phân tích thực trạng và nguyên nhân
- Bước 3: Phân tích yêu cầu cần lắp đặt hệ thống mạng LAN
- Bước 4: Tư vấn mô hình mạng và thiết bị để lắp đặt
- Bước 5: Đề xuất giải pháp lắp đặt toàn diện
- Bước 6: Thi công và lắp đặt hệ thống mạng LAN
- Bước 7: Cấu hình và tiến hành cài đặt mạng
- Bước 8: Chuyển giao quy trình thi công và nghiệm thu công trình
6. Tổng kết
Máng cáp, thang cáp, khay cáp, máng lưới, phụ kiện máng cáp là các phụ kiện quan trọng trong việc xây dựng và bảo trì hệ thống mạng LAN. Chúng giúp cho việc định vị, bảo vệ và giữ cho dây cáp được đặt đúng vị trí và không bị rối lên nhau. Nếu dây cáp được đặt đúng cách và sử dụng các phụ kiện cáp đúng loại và chất lượng, chúng sẽ giúp cho hệ thống mạng LAN hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.
Mức độ quan trọng của việc sử dụng các phụ kiện cáp trong hệ thống mạng LAN là rất cao. Nếu dây cáp không được đặt đúng vị trí hoặc sử dụng phụ kiện kém chất lượng, chúng có thể gây nhiễu sóng và giảm hiệu suất của hệ thống, làm giảm tốc độ truyền dữ liệu và độ ổn định của kết nối mạng. Nếu không được bảo vệ đầy đủ, dây cáp có thể bị hư hỏng hoặc bị đứt do các tác động từ môi trường xung quanh.
Qua các thông tin chi tiết mà Bestray đã cung cấp qua bài viết này, hy vọng quý doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về hệ thống mạng LAN và tầm quan trọng của chúng.
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật được áp dụng nhiều trong sinh hoạt của con người, hệ thống mạng Lan đã ngày càng trở nên phổ biến tại các tòa nhà, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống này có nhiều đường dây tín hiệu, nếu không được bảo vệ an toàn, dây cáp mạng của hệ thống sẽ dễ dẫn đến các trường hợp chập điện. Để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và được bảo vệ tốt nhất, chúng ta có thể cân nhắc lắp đặt thêm hệ thống thang máng cáp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tối ưu diện tích phòng làm việc và thuận tiện trong quá trình sửa chữa, bảo trì và thay thế hệ thống.
Nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm một đơn vị sản xuất thang máng cáp uy tín và chất lượng, Bestray sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Để có được những sản phẩm ưng ý cho hệ thống thang máng cáp của công trình bạn. Bestray là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp thang máng cáp có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thị trường, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, tham gia vào nhiều dự án, công trình,… khác nhau.
Nếu quý khách muốn tư vấn thêm về dịch vụ của Bestray, xin vui lòng liên hệ Hotline 0909 089 678 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.
——————————————————————————————
Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)
- Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
- Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
- E-mail: sales@bestray