Thứ Sáu, 10 - 01 - 2025
bestray
Trang chủCẩm nangHệ thống PA (PA system) là gì? Cấu tạo và nguyên lý...

Hệ thống PA (PA system) là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Trong những năm gần đây, công trình xây dựng hệ thống PA dành cho các văn phòng, tòa nhà, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,…. xuất hiện ngày càng nhiều. Bởi hệ thống này sẽ giúp công trình xây dựng phát ra âm thanh thông báo và truyền đạt thông tin phủ sóng rộng đến người nghe rõ ràng, đặc biệt là những khu vực đông đúc người qua lại.

Vậy hệ thống này có đặc điểm gì nổi bật? Nguyên lý hoạt động của hệ thống diễn ra như thế nào? Hãy cùng Bestray tìm hiểu thông tin chi tiết về hệ thống PA trong bài viết sau đây nhé!

1. Hệ thống PA là gì?

Hệ thống PA hay còn gọi là hệ thống âm báo công cộng, tên tiếng anh là Public Address System. Đây là một hệ thống phân phối và khuếch đại âm thanh điện tử với micro, bộ khuếch đại và loa phóng thanh cùng nhiều thiết bị liên quan khác. PA System thường dùng làm tăng âm lượng giọng nói con người, âm thanh, nhạc cụ,…. nhưng vẫn đảm bảo độ rõ ràng, dễ nghe. Thông thường, hệ thống này được dùng ở những nơi đông người như các văn phòng, khách sạn, nhà hàng, nhà ga, siêu thị, sân bay,…. Mục đích của hệ thống này là phát ra thông báo, truyền thông tin tới mọi người có mặt tại đó ở khoảng cách xa hoặc trên một khu vực rộng lớn.

2. Cấu tạo hệ thống PA và nguyên lý hoạt động

2.1. Cấu tạo

Hệ thống PA được cấu tạo từ nhiều bộ phận và mỗi bộ phận sẽ có nhiệm vụ khác nhau để vận hành tại PA system. Bên cạnh đó, các thiết bị sẽ được kết nối với nhau qua đường dây và có một hệ thống trung tâm để điều khiển. Ta có thể thấy, cấu tạo của hệ thống này tương đối phức tạp cùng với nhiều bộ phận như sau:

  • Trung tâm điều khiển và chọn từng vùng
  • Vùng mở rộng
  • Bộ phát tín hiệu báo tin khẩn cấp
  • Bộ khuếch đại tín hiệu
  • Bộ giám sát ngõ ra Amplifier
  • Bộ kiểm tra tín hiệu ra loa
  • Bộ ghi âm thông báo 
  • Bộ định thời gian
  • Bộ sạc bình và lưu trữ nguồn
  • Đầu CD
  • Bộ phát AM / FM
  • Micro chọn vùng
  • Micro thông báo khẩn
  • Các bộ loa: âm trần, gắn tường, nén

2.2. Nguyên lý hoạt động

  • Tín hiệu sẽ được phát đi từ trung tâm truyền qua các cáp đến từng vùng hoặc các bộ loa.
  • Các bộ loa trong cùng một khu vực sẽ được đấu song song và thành vùng để chuyển về trung tâm.
  • Ở trung tâm sẽ dùng các bộ tăng âm cần thiết để tiện trong việc thông báo, truyền thông tin. Bên cạnh đó, bộ tăng âm này có thể khả năng kết nối với thiết bị ngoại vi như: đầu đĩa, máy ghi băng,…

Ngoài ra, hệ thống PA còn kết hợp với các hệ thống khác như: hệ thống tổng đài, hệ thống cảnh báo,… Khi xảy ra sự cố sẽ được thông báo qua hệ thống âm thanh PA giúp kết nối cảnh báo kịp thời với đoạn thoại đã được định trước.

3. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống PA

Với mỗi hệ thống sẽ có những tiêu chuẩn thiết kế riêng biệt. Do đó, khi thiết kế hệ thống PA thì cần phải tuân thủ một số tiêu chuẩn như sau:

3.1. Hệ thống âm thanh phục vụ đúng mục đích và không gian

Xác định hệ thống âm thanh công cộng sẽ giúp bạn nhận định đúng: không gian trong nhà hay ngoài trời, phục vụ số lượng người bao nhiêu, yêu cầu có chức năng là gì,… Sau đó, chọn lựa thiết kế cấu hình cho phù hợp nhất, tránh trường hợp hệ thống vận hành mà không thực hiện hết chức năng yêu cầu.

3.2. Chất lượng âm truyền đi tốt, rõ ràng

Hệ thống PA thường sử dụng cho khu vực rộng lớn, đông người. Do đó, chất lượng âm thanh phải rõ ràng thì người nghe mới dễ tiếp cận thông tin truyền đến, không gây ra rè loa, hú loa làm người nghe khó chịu. Từ đó, thông tin sẽ được truyền đi một cách hiệu quả.

3.3. Thiết bị hoạt động hiệu quả, tối ưu và độ bền cao

Đối với bất kỳ hệ thống được thi công trong công trình đều yêu cầu về sự hoạt động hiệu quả và ổn định. Bên cạnh đó, các thiết bị hoạt động cũng cần tương thích với nhau để cho ra hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, chọn lựa các thiết bị có chất lượng tốt để đảm bảo độ bền cao trong suốt quá trình sử dụng.

4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống âm thanh công cộng

Trong một hệ thống âm thanh bất kỳ, các thiết bị sẽ được chia làm 3 phần như sau: thiết bị đầu vào, thiết bị xử lý âm thanh và thiết bị đầu ra. Khi thiết kế hệ thống PA, các kỹ sư âm thanh sẽ kết nối đầu vào với thiết bị đầu ra thông qua thiết bị xử lý trung tâm. Tuy nhiên, mỗi thành phần sẽ có nhiều thiết bị khác nhau nên việc kết nối cần thực hiện đúng theo trình tự.

4.1. Nguồn vào (Source)

Nguồn vào chính là nguồn âm, các thiết bị đầu vào có thể là:

  • Loại Micro: để bàn, cầm tay, cài áo,…
  • Nhạc cụ biểu diễn: Organ, Piano, Drum,…
  • Thiết bị audio khác: đầu đĩa, điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop,…

Trong đó, micro là thiết bị cần thiết trong hệ thống PA bởi nó giúp cho việc tương tác, trao đổi thông tin trở nên dễ dàng. Micro sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi dao động sóng âm thành dao động điện từ, được xem là thiết bị trung gian giữa nguồn âm của người nói với khán thính giả, người nghe.

4.2. Thiết bị xử lý trung tâm

  • Đây là các thiết bị có tác dụng xử lý, hiệu chỉnh tín hiệu âm thanh, khi âm thanh ra khỏi thiết bị đầu ra sẽ phát ra âm thanh rõ ràng và hay nhất, đảm bảo được những yêu cầu từ người dùng.
  • Amplifier giúp tăng âm thanh cho hệ thống PA. Nó đóng vai trò trong việc khuếch đại tín hiệu nhận được từ nguồn âm, chuyển tới loa và phát ra bên ngoài.
  • Mixer là bàn điều chỉnh âm thanh, thiết bị này được tích hợp trên một thiết bị khác như Amplifier.
  • Processor có chức năng can thiệp vào dải tần và âm thanh của loa. Đối với hệ thống âm thanh công cộng, processor đóng vai trò rất quan trọng là thành phần không thể thiếu của hệ thống PA.
  • Bộ chọn vùng: với hệ thống PA công cộng như nhà xe, bệnh viện, khách sạn, sân bay,… sẽ có nhiều vùng loa ở các khu vực khác nhau. Với mỗi khu vực sẽ phát ra những tín hiệu âm thanh phù hợp. Do đó, bộ chọn vùng thường dùng trong các hệ thống có khu vực rộng lớn.

4.3 Các bộ loa

  • Đây chính là bộ phần đầu ra của hệ thống PA
  • Loa sẽ kết nối với bộ phận trung tâm và Amplifier thông qua hai chuẩn AV hoặc HDMI
  • Thông thường, loa cho hệ thống âm thanh công cộng sẽ là âm trần, treo tường,… Chúng sẽ sắp xếp thành từng tầng, khu vực và điều khiển bởi bộ xử lý trung tâm.

5. Ứng dụng

Hệ thống PA được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Đa phần hệ thống sẽ được đặt tại các nơi tập trung đông người, khu vực công cộng hoặc khuôn viên, cụ thể là:

  • Tại trường học: dùng phát thông báo hàng ngày về các hoạt của trường, ngày lễ, nội quy trường,…
  • Tại siêu thị, khu thương mại: thông báo cho nhân viên siêu thị, chương trình khuyến mãi hàng tháng, tìm người đi lạc, cảnh báo sự cố,…
  • Tại bệnh viện: thông báo cho thân nhân của người bệnh tại hàng lang, bác sĩ và y tá,…
  • Tại tòa nhà: thông báo cho thành tòa nhà các quy định của ban quản lý, phát nhạc nền, hướng dẫn thoát hiểm, cảnh báo sự cố,…

Không những thế, hệ thống PA còn ứng dụng vào các địa điểm khác như: bến cảng, xưởng sản xuất, bãi gửi xe, nhà kho, khách sạn, sân bay,…

6. Hệ thống PA có mấy loại

6.1. Hệ thống PA cỡ nhỏ

Hệ thống PA cỡ nhỏ bao gồm micro, bộ khuếch đại âm thanh và một hay nhiều loại loa. Loại hệ thống này, thường có công suất từ 50 – 200W và được sử dụng ở các địa điểm nhỏ như: khán phòng trường, nhà thờ và sân khấu quán cà phê. Bên cạnh đó, hệ thống PA cỡ nhỏ có thể dùng ở các tòa nhà, chẳng hạn như nhà hàng, cửa hàng, tòa nhà văn phòng, trường tiểu học. Đồng thời, có thể kết nối nguồn âm thanh như đầu đĩa loại nhỏ gọn hoặc radio với hệ thống PA để phát nhạc.

Đối với hệ thống 12V nhỏ hơn, chạy bằng pin thường được lắp đặt trên các phương tiện giao thông như: xe buýt đón khách, xe chở khách du lịch, xe đưa đón học sinh,… để giúp người hướng dẫn viên hoặc tài xế nói chuyện với tất cả hành khách trên xe. Riêng với hệ thống di động được cấp nguồn bằng pin hoặc cấp bằng cách cắm hệ thống trực tiếp vào ổ điện. Những hệ thống PA cỡ nhỏ hay sử dụng cho các nhóm nhỏ như: các buổi trao đổi, các cuộc họp nhóm,… 

6.2. Hệ thống PA cỡ lớn

Với hệ thống PA cỡ lớn có loa bao phủ phạm vi rộng hơn một tòa nhà, mở rộng đến toàn bộ khuôn viên trong trường học, văn phòng, khu công nghiệp, sân vận động thể thao,… Đồng thời, một số hệ thống PA cỡ lớn được sử dụng như một hệ thống cảnh báo trong vài tình huống khẩn cấp.

PA system theo kích thước và cách tiếp cận loa siêu trầm

Thiết lập hệ thống PA Kích thước địa điểm
Hệ thống nhỏ bao gồm 2 tủ loa với tần số trung hoặc cao gắn cực và 2 tủ loa siêu trầm nhỏ với loa siêu trầm 15” hoặc 18”. Thường thì hệ thống này sử dụng trong câu lạc bộ chơi jazz, acoustic, nhạc đồng quê và soft rock. Câu lạc bộ, hội nhóm nhỏ chứa khoảng 300 người.
Hệ thống có công suất bộ khuếch đại cao nhỏ gồm 2 loa PA tần số trung hoặc cao với loa trầm 15” và một loa cao tần lớn được tải bằng còi. Cùng với hai tủ loa siêu trầm với một hoặc hai ca-bin loa siêu trầm 18”. Câu lạc bộ, hội nhóm nhỏ chứa lên đến 500 người.
Hệ thống cỡ trung gồm có 4 ca-bin loa PA tần số cao hoặc trung, cùng nhiều loa lớn hơn và bốn tủ loa siêu trầm, có thể kích hoạt phía trước, ống góp tải hoặc còi gấp. Câu lạc bộ lớn chứa đến 500 người. Thông thường sẽ dùng ở lễ hội âm nhạc nhỏ hoặc hội chợ.
Hệ thống cỡ lớn bao gồm nhiều loa PA tần số trung hoặc cao và một số tủ loa siêu trầm, có thể kích hoạt phía trước, ống nạp hay còi gấp. Địa điểm lớn chứa đến 1000 người. Thông thường sẽ dùng trong các lễ hội âm nhạc quy mô lớn.

6.3. Hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ

Thuật ngữ Paging sử dụng trong tổng đài điện thoại về một sự cố bất ngờ như: hỏa hoạn, họp đột xuất,… Khi cần thông báo rộng rãi trong phạm vi đã được thiết lập trước đó, hệ thống sẽ phát thông báo xử lý sự cố thông qua các bộ loa từ bất kỳ máy điện thoại mà người dùng có thể tiếp cận nhanh chóng.

Thông thường, một vài hệ thống tổng đài điện thoại chi nhánh riêng sử dụng Paging dùng để liên lạc giữa điện thoại và bộ khuếch đại PA. Riêng các hệ thống khác, Paging không được tích hợp sẵn trong hệ thống điện thoại. Thay vào đó, hệ thống sẽ có một bộ điều khiển Paging riêng được kết nối với cổng trung kế. Sau đó, bộ điều khiển Paging sẽ truy cập dưới dạng số thư mục được chỉ định hay đường văn phòng trung tâm. Với nhiều hệ thống hiện đại thì chức năng Paging sẽ tích hợp vào hệ thống điện thoại để có thể gửi thông báo đến loa điện thoại.

Một số nhà bán lẻ, văn phòng sử dụng hệ thống này làm điểm truy cập duy nhất cho hệ thống nhắn tin. Ở các trường học và tổ chức lớn hơn không còn sử dụng hệ thống PA bằng micro lớn, cồng kềnh mà đã chuyển sang hệ thống tổng đài điện thoại. Bởi nó có thể truy cập từ nhiều điểm khác nhau trong trường.

6.4. Hệ thống PA qua IP

Hệ thống PA qua IP truy cập đến hệ thống phát âm thanh công cộng và liên lạc nội bộ khi kết nối mạng internet (IP), thay vì dùng bộ khuếch đại trung tâm để phân phối tín hiệu đến các vị trí trong một tòa nhà hoặc khuôn viên bất kỳ. 

Đồng thời, bộ khuếch đại và thiết bị liên lạc nội bộ gắn với mạng được sử dụng để cung cấp chức năng giao tiếp. Tại đầu truyền, máy tính truyền âm thanh qua mạng cục bộ và sử dụng âm thanh từ đầu của thẻ âm thanh hoặc từ bản ghi âm được lưu trữ. Ở phía đầu nhận, các mô đun liên lạc nội bộ chuyên dụng sẽ nhận các đường truyền tải mạng và tạo tín hiệu âm thanh tương ứng. Đây là thiết bị mạng nhỏ có thể đánh địa chỉ bằng IP, giống như bất cứ máy tính nào khác trong hệ thống mạng.

6.5. Hệ thống PA WMT

Hệ thống PA WMT đề cập đến các hệ thống phát thanh công cộng và liên lạc nội bộ khi sử dụng bất cứ hình thức nào của hệ thống điện di động không dây. Ví dụ như mạng GSM, thay vì bộ khuếch đại tập trung để phân phối tín hiệu đến vị trí phát thanh trong tòa nhà. Mạng di động GSM được sử dụng để giúp thực hiện chức năng liên lạc. Ở phía đầu truyền, PSTN, điện thoại di động, điện thoại VOIp hoặc bất kể thiết bị liên lạc khác đều truy cập và thực hiện cuộc gọi âm thanh đến thẻ SIM di động dựa trên GSM, có thể giao tiếp được. Phía đầu nhận, bộ thu phát GSM nhận đường truyền mạng này và tạo tín hiệu âm thanh tương ứng qua bộ khuếch đại công suất và loa. 

6.6. Hệ thống PA đường dài

Hệ thống PA đường dài (LLPA-Long Line Public Address) là hệ thống phát âm thanh có kiến trúc phân tán, thường được sử dụng trên một khu vực địa lý rộng. Đối với hệ thống này, thường được tìm thấy trong ngành công nghiệp đường sắt, tàu điện ngầm và cho phép các thông báo được kích hoạt từ một hay vài địa điểm đến phần còn lại của mạng qua đồng kế thừa băng thông thấp. Thông thường, các đường PSTN sử dụng modem DSL hay phương tiện truyền thông dưới dạng cáp quang, GSM-R hoặc IP.

6.7. Hệ thống PA địa điểm nhỏ

Đối với các hội nhóm, câu lạc bộ nhỏ, quán bar hay quán cà phê sử dụng cách thiết lập âm thanh khá đơn giản với các tủ loa phía trước hướng về khán giả, và các loa giám sát hướng về người biểu diễn, để họ có thể nghe âm thanh nhạc cụ và giọng hát của mình. 

Với vài trường hợp, mặt trước của loa trong nhà sẽ được nâng cao bằng cách gắn chúng trên cột hoặc bằng cách gắn “bay” neo trên trần nha. Loại loa Front of house được nâng cao để giúp ngăn âm thanh phát ra và tránh gây ảnh hưởng đến một số hàng ghế đầu từ phía khán giả. Riêng các loa siêu trầm không cần phải nâng cao bởi nó là âm đa hướng. 

Ở các quán cà phê hay quán bar nhỏ, bộ trộn âm thanh sẽ được đặt trên sân khấu để người trình diễn có thể trộn các mức âm thanh của riêng họ. Còn đối với những quán bar lớn hơn, bộ trộn âm thanh đặt trong hoặc sau khu vực ghế ngồi của khán giả, nhằm giúp bạn dễ dàng điều chỉnh mức âm thanh cho phù hợp. Đối với hỗn hợp loa màn hình thì việc điều chỉnh sẽ thực hiện bởi kỹ sư âm thanh, sử dụng bảng trộn chính hay thực hiện bởi kỹ sư âm thanh thứ hai sử dụng bảng trộn riêng biệt.

6.8. Hệ thống địa điểm lớn

Các buổi hòa nhạc sẽ dùng hệ thống PA mạnh và phức tạp hơn để tái tạo những âm thanh thêm sống động. Thông thường, sẽ có hai hệ thống PA hoàn chỉnh là hệ thống chính và hệ thống giám sát. Mỗi hệ thống bao gồm một bảng trộn, thiết bị xử lý âm, bộ khuếch đại và loa. Trong đó, micro được sử dụng để thu giọng, âm thanh bộ khuếch đại được chuyển qua cả hệ thống chính và màn hình. 

Hệ thống chính (hay gọi là Front of house, viết tắt FOH) dùng để cung cấp âm thanh khuếch đại cho khán giả và sử dụng một số bộ khuếch đại mạnh có thể giúp điều khiển nhiều loa lớn với công suất lớn, tủ loa (loa siêu trầm, loa toàn dải, loa kèn dải cao). Với một số câu lạc bộ lớn, nên sử dụng bộ khuếch đại với công suất 3000 – 5000W cho loa chính. Đối với buổi hòa nhạc ngoài trời thì nên sử dụng 10,000W trở lên.

Hệ thống màn hình sẽ tái tạo âm thanh tương tự của buổi biểu diễn và hướng về phía người trình diễn ở sân khấu (thường dùng tủ loa màn hình hình nêm) nhằm giúp họ nghe thấy các nhạc cụ và giọng hát của mình. Với một câu lạc bộ lớn thường sử dụng hệ thống màn hình có công suất 500 – 100W cho một số loa gập. Còn với buổi hòa nhạc ngoài trời, thường dùng công suất vài nghìn oát điện đi vào hệ thống màn hình.

Ở những buổi hòa nhạc, sử dụng tái tạo âm thanh trực tiếp, các kỹ sư âm thanh cần điều khiển: các bảng trộn cho hệ thống chính và giám sát, điều chỉnh âm sắc, mức độ và âm lượng tổng thể. 

7. Phản hồi âm thanh

Hầu hết các hệ thống PA đều có khả năng phản hồi âm thanh, khi micro thu âm từ loa, sẽ được khuếch đại và gửi qua loa. Thông thường, nó phát ra âm thanh giống như tiếng rít lớn và có thể hệ thống sẽ tăng cao về âm lượng. Sự phản hồi âm thanh này được xác định từ nguồn gốc vốn có là “Lợi ích vòng lặp”. Do đó, quá trình phản hồi âm thanh chỉ xảy ra khi độ lợi vòng lặp của vòng lớn hơn một (với độ lợi vòng lặp là “ẩn” bên trong các điện áp và dòng điện quan sát bên ngoài). Vì vậy, nó có thể dừng lại bằng cách giảm âm lượng vừa đủ.

Các kỹ sư âm thanh sẽ thực hiện một vài bước để điều chỉnh âm lượng trước khi phản hồi, bao gồm giữ micro với khoảng cách vừa tầm, nhằm đảm bảo rằng micro không hướng về phía loa, giữ âm lượng với các tần số phù hợp. Bên cạnh đó, sử dụng bộ cân bằng đồ họa, cân bằng tham số hoặc bộ lọc notch để điều chỉnh âm thanh.

8. Biện pháp thi công hệ thống âm thanh

8.1. Công tác chuẩn bị

Khi thực hiện thi công công trình, bạn cần kiểm tra các công việc trước đó đã hoàn thành hay chưa và chuẩn bị các dụng cụ an toàn như: giàn giáo, chống, đai an toàn, mũ,… Cần phải có sẵn bản vẽ chế tạo, chi tiết lắp đặt mới nhất đã được phê duyệt trước khi thi công. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các vật liệu như: các loại cáp theo thiết kế, bản vẽ, băng dính màu, đai cáp, dụng cụ an toàn, vật tư thiết bị lắp đặt,…

8.2. Công tác lắp đặt

8.2.1. Lắp cáp tín hiệu và cáp nguồn

  • Tính toán chiều dài cáp, màu sắc sao cho đúng như mẫu đã phê duyệt để phân biệt cáp tín hiệu và cáp nguồn.
  • Khi lắp đặt thì cáp tín hiệu sẽ không được đi chung với cáp nguồn để tránh gây ra nhiễu tín hiệu.
  • Chuẩn bị cáp và đánh dấu cáp cứ mỗi 5m dọc trục.
  • Cáp sẽ đi theo đường ống hoặc máng cáp để đảm bảo an toàn.
  • Cần đảm bảo cách điện cáp sau khi kéo cáp.
  • Khi chờ lắp thiết bị, cáp phải đánh dấu và cuộn tròn gọn gàng.
  • Dọn dẹp sạch sẽ các vật liệu dư thừa, giữ cho công trình gọn gàng.

8.2.2. Lắp đặt loa thông báo

  • Người thi công cần định vị và lắp đặt hệ thống PA cho các loa thông báo. Loa được lắp đặt phải phù hợp với yêu cầu bản thiết kế, kỹ thuật của dự án.
  • Tiến hành kiểm tra cao độ, tọa độ của loa theo bản vẽ thi công. Nếu không phù hợp về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ thì cần đề xuất điều chỉnh lại.
  • Lắp đặt ty treo, giá đỡ cho loa phải chắc chắn, tránh tình trạng xê dịch trong quá trình sử dụng.
  • Các đầu nối tín hiệu cần phải được lắp đúng kỹ thuật, siết chặt.
  • Kiểm tra kỹ nguồn cáp cho loa, đề phòng nguồn cấp không hợp sẽ gây ra hư hỏng.
  • Cân chỉnh chọn hướng phù hợp để đảm bảo âm thanh trải đều khắp không gian cần thông báo.
  • Riêng với loa ngoài trời cần sử dụng loại chống thấm nhằm tránh nước mưa, hơi ẩm xâm nhập vào.
  • Lắp đặt dây tiếp địa cho trụ gắn loa ở ngoài trời.
  • Lắp adaptor và hộp bảo vệ cho loa.

8.3. Công tác T&C

  • Kiểm tra toàn bộ đầu nối dây tín hiệu và dây nguồn của hệ thống PA
  • Kiểm tra nguồn cáp cho hệ thống
  • Nghiệm thu đơn động không tải
  • Nghiệm thu đơn động có tải

9. Tổng kết

Như vậy, hệ thống PA thường lắp đặt ở mọi nơi xung quanh ta như: văn phòng, các tòa nhà, khu chung cư, trường học, bệnh viện, xưởng sản xuất,… Bên cạnh đó, hệ thống còn giúp cho việc thông báo và truyền thông tin được rõ ràng hơn đến với người nghe ở tại những khu vực đông người. Tuy nhiên, hệ thống này có nhiều đường cáp dày đặc nên sẽ dễ gây ra trường hợp chập điện nếu không được bảo vệ an toàn. Vì thế, mỗi công trình cần lắp đặt thêm hệ thống máng cáp chất lượng để giúp bảo vệ đường dây cáp cho hệ thống âm thanh này.

Hình ảnh thang máng cáp Bestray.

thang máng cáp khay cáp máng cáp mang cap

Việc sử dụng máng cáp, thang cáp, khay cáp, máng lưới, phụ kiện máng cáp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và tránh các tai nạn khi sử dụng hệ thống PA. Nếu không được lắp đặt đúng cách hoặc sử dụng phụ kiện kém chất lượng, sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống và gây nguy hiểm cho an toàn của người sử dụng.

Những phụ kiện này được sử dụng để định vị và bảo vệ các dây cáp, giúp cho chúng được đặt trong vị trí chính xác và an toàn. Việc sử dụng các phụ kiện cáp này còn giúp cho việc bảo trì và sửa chữa hệ thống PA trở nên dễ dàng hơn. Khi các đường dây cáp được bảo vệ và định vị chính xác, các lỗi kỹ thuật có thể được phát hiện và sửa chữa nhanh chóng, giảm thiểu thời gian gián đoạn và tăng tính ổn định cho hệ thống.

Nếu quý khách hàng đang tìm một đơn vị sản xuất thang máng cáp chất lượng, uy tín thì Bestray là địa chỉ mua hàng phù hợp cho công trình của bạn. Chúng tôi với kinh nghiệm 15 năm trong sản xuất máng cáp cho hệ thống điện, hệ thống âm thanh cho nhiều dự án quy mô lớn nhỏ. Đồng thời, chúng tôi nhận được đánh giá cao và sự tin tưởng từ phía các chủ đầu tư, kiến trúc sư trên cả nước về chất lượng, mẫu mã và độ bền sản phẩm cao.

Cùng với đó là quy trình sản xuất máng cáp nghiêm ngặt từ các khâu như: chọn vật liệu, gia công, đục lỗ, phun sơn,… đều đạt được các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Mọi thông tin chi tiết sản phẩm hay cần đặt mua hàng, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

thang máng cáp

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray
Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Bestray JSC
Bestray JSChttps://bestray.com/
Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường
RELATED ARTICLES
MẠNG XÃ HỘI
82FansLike
141FollowersFollow
147SubscribersSubscribe
BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -
Google search engine
BÀI VIẾT ĐỀ XUẤT