Thứ Sáu, 10 - 01 - 2025
bestray
Trang chủCẩm nangĐiện công nghiệpM&E là gì? Các hạng mục của một Kỹ sư M&E cần...

M&E là gì? Các hạng mục của một Kỹ sư M&E cần có

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

M&E là một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành cơ khí và điện. Nếu bạn không hiểu rõ về cụm từ này và những hạng mục cần có sẽ rất khó để nắm bắt. Hãy cùng Bestray tìm hiểu kỹ hơn về M&E nhé.

1. M&E là gì?

M&E là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cơ khí và điện, nó là từ viết tắt của Mechanical and Electrical. Nó có vai trò quan trọng trong các dự án thuộc ngành công nghiệp hiện nay. Đối với một công trình xây dựng, hai mảng chính yếu đó là xây dựng và cơ điện thì M&E đã chiếm từ 40 – 60% trong tổng toàn bộ công trình.

2. Các hạng mục của M&E

Dựa vào khái niệm, ta có thể thấy M&E là một hệ thống bao gồm hai phần chính đó là phần cơ khí và phần điện trong hoạt động thi công công trình. Trong đó, thông thường phần điện sẽ chiếm cao hơn (khoảng 60%) so với phần cơ khí.

Hệ thống M&E thường được chia ra làm 4 hạng mục chính, bao gồm:

  • Plumbing & Sanitary (P&S): Hệ thống cấp thoát nước, hóa chất và thiết bị vệ sinh.
  • Heating Ventilation Air Conditioning (HVAC): Hệ thống thông gió và điều hòa.
  • Electrical: Hệ thống điện bao gồm điện nặng và điện nhẹ.
  • Fire Alarm & Fire Fighting: Hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
M&E
Thi công máng lưới Bestray

3. Kỹ sư M&E là gì?

Vị trí kỹ sư làm ở các hạng mục cơ điện trong tòa nhà được gọi tắt là kỹ sư M&E. Họ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp về hạng mục cơ và điện của tòa nhà.

Một người kỹ sư M&E không đồng nghĩa họ phải thông thạo cả hai phần hệ thống cơ và điện. Thay vào đó, một kỹ sư M&E chỉ cần chuyên phụ trách sâu về một trong hai mảng này. Ví dụ như có những kỹ sư sẽ chuyên về hệ thống thông gió điều hòa, hệ thống điện, hoặc hệ thống phòng cháy chữa cháy,…

Tuy nhiên, điều kiện kiên quyết mà một kỹ sư M&E cần có đó chính là nắm vững được kiến thức và chuyên môn của cả hai yếu tố trong hệ thống. Điều đó có nghĩa dù là kỹ sư M&E về cơ hay về điện thì bạn cũng cần phải hiểu biết về các hệ thống còn lại. Từ đó, biết cách phối hợp nhịp nhàng, hài hòa, giúp cho công việc được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

cơ điện là gì
Thi công máng lưới Bestray

4. Kỹ sư M&E cần làm những việc gì?

Kỹ sư M&E thường sẽ làm những công việc sau:

  • Khảo sát thị trường và lập bản kế hoạch hệ thống cơ – điện cho công trình.
  • Phối hợp với chủ thầu, đơn vị tư vấn và bộ phận giám sát và đưa ra quyết định cuối cùng trong việc thiết kế, thi công công trình.
  • Dựa vào nguồn kinh phí của chủ đầu tư và tiến độ công trình để lên kế hoạch thi công, lắp đặt hệ thống sao cho phù hợp với thời gian được yêu cầu.
  • Lập bảng thống kê chi tiết về khối lượng công trình hiện đang thực hiện và báo cáo lại với chủ đầu tư.
  • Giám sát quá trình làm việc của đội ngũ nhân viên thi công công trình, đảm bảo quản lý chặt chẽ dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Từ đó, kịp thời đưa ra phương án xử lý khi gặp vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo công trình đạt chất lượng và đảm bảo an toàn cho người lao động.
  • Cùng với các bộ phận khác tổ chức thực hiện nghiệm thu công trình và sửa lại theo đúng yêu cầu của nhà đầu tư nến cần thiết.
  • Trước khi gửi yêu cầu nghiệm thu cho chủ đầu tư và các đơn vị giám sát, tư vấn, kỹ sư cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng các hạng mục cơ – điện được phụ trách.
  • Lập báo cáo công việc theo định kỳ gửi cho chủ đầu tư.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công công việc của cấp trên.

Với khối lượng công việc như vậy đòi hỏi các kỹ sư M&E cần nắm vững kiến thức chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Đây cũng là một lĩnh vực thu hút nhiều người trẻ tham gia hiện nay với những cơ hội việc làm hấp dẫn.

5. Xu hướng phát triển M&E hiện nay

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng và bất động sản tại thị trường Việt Nam hiện nay, đã tạo nên một cơ hội lớn cho giúp các kỹ sư M&E được trọng dụng. Nếu bạn hiện đang làm một kỹ sư M&E, bạn hoàn toàn có thể xin vào làm trong các công trình đang được thi công, thậm chí là cả công trình còn đang trong giai đoạn lên kế hoạch để thực hiện trong tương lai.

Hiện nay, hầu hết các công trình xây dựng từ trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện, trụ sở làm việc hoặc các công trình công cộng như sân bay, khu công nghiệp, khu chung cư,… đều sử dụng hệ thống M&E. Để thực hiện thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì tất nhiên không thể thiếu đi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc cao của các kỹ sư M&E.

tài liệu thiết kế m&e
Xu hướng phát triển M&E

Không chỉ tại thị trường Việt Nam mà vị trí kỹ sư M&E còn có sức nóng ở cả thị trường Nhật Bản. Có rất nhiều công ty nước ngoài đang thực hiện tuyển dụng kỹ sư M&E sang Nhật Bản để làm việc. Đây không chỉ là cơ hội để phát triển trong lĩnh vực này mà còn mở ra cơ hội có nguồn thu nhập hấp dẫn cùng với môi trường làm việc mới nếu được các công ty Nhật Bản tuyển dụng. Các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng và nhân sự đã nhận định rằng vị trí M&E tại Nhật Bản đang lên ngôi nên sẽ mang đến những triển vọng lớn dành cho các kỹ sư Việt Nam.

Nhu cầu về nhân lực đối với ngành M&E đang gia tăng cả ở trong lẫn ngoài nước, nhất là tại thị trường Nhật Bản. Thông thường, mức lương của kỹ sư tại Việt Nam sẽ dao động từ 10 đến 20 triệu mỗi tháng. Tùy thuộc vào khối lượng và tính chất công việc mà mức lương sẽ có những thay đổi khác nhau. Đây thực sự là cơ hội hấp dẫn để các bạn trẻ có thêm động lực tham gia học tập và đào tạo trong lĩnh vực M&E.

6. Những kỹ năng cần thiết của một kỹ sư M&E

Đối với một kỹ sư M&E, họ cần có các kỹ năng cơ bản sau nhằm đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả và dần đạt được thành công trong nghề:

  • Hiểu và nắm rõ các biện pháp thi công.
  • Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ M&E.
  • Có kiến thức cơ bản về các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong lắp đặt hệ thống.
  • Có khả năng nhận diện và phân biệt các vật tư.
  • Có thể vẽ các bản vẽ thi công.
  • Có kỹ năng làm hồ sơ nghiệm thu công trình, giải trình khối lượng.
  • Biết dùng hết các công cụ thiết yếu để có thể liên hệ trực tiếp với chủ thầu, nhà tư vấn trong quá trình công trình đang thi công.
  • Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
  • Biết cách tạo lập hồ sơ thanh toán và quyết toán.

Trên đây là những điều một kỹ sư M&E cần biết. Với sự phát triển của ngành xây dựng và bất động sản như hiện nay đã tạo điều kiện cho các kỹ sư M&E ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển.

hệ thống điện là gì
Những kỹ năng cần thiết của một kỹ sư M&E

Trong quá trình thiết kế và lắp đặt hệ thống M&E, việc sử dụng các loại phụ kiện thang máng cáp như máng cáp, khay cáp, thang cáp, máng lưới là rất quan trọng để giúp bảo vệ và định hướng các đường dây điện, cáp quang, ống dẫn nước, khí, gas… trong công trình.

Máng cáp, khay cáp, thang cáp, máng lưới giúp đảm bảo tính an toàn, tiết kiệm không gian và dễ dàng quản lý hệ thống M&E trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, các loại phụ kiện này còn giúp cho việc bảo trì và sửa chữa hệ thống M&E trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà thầu.

thang máng cáp

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray
Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Bestray JSC
Bestray JSChttps://bestray.com/
Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường
RELATED ARTICLES
MẠNG XÃ HỘI
82FansLike
141FollowersFollow
147SubscribersSubscribe
BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -
Google search engine
BÀI VIẾT ĐỀ XUẤT