Trong xây dựng, người ta sẽ sử dụng một lớp sơn tĩnh điện để phủ lên bề mặt các nguyên vật liệu làm từ sắt thép hoặc các nguyên liệu có tính dẫn điện và cần được bảo vệ. Việc làm này vừa giúp các vật liệu đó được bảo vệ khỏi tác động từ môi trường dẫn đến han gỉ, oxy hóa… đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho con người và các sinh vật sống khác. Vậy sơn tĩnh điện là gì? Tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện gồm những gì và có những loại sơn tĩnh điện chính nào? Những câu hỏi này sẽ được Bestray giải đáp dưới bài viết này.
1. Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là một loại chất dẻo phủ lên bề mặt những nguyên liệu cần được che phủ như sắt, thép, kẽm, bê tông, nhựa… Có hai loại chất dẻo phổ biến được dùng làm sơn tĩnh điện đó là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng.
Ngoài ra, sơn tĩnh điện còn có tên gọi khác là sơn khô. Sở dĩ được gọi như vậy vì chúng có cấu tạo phủ dưới dạng bột. Khi đi qua một thiết bị gọi là súng sơn tĩnh điện, nó sẽ tích điện tích (+), vật được sơn sẽ tích một điện tích (-), từ đó tạo ra được hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.
2. Sơn tĩnh điện được áp dụng cho vật liệu nào?
Thông thường, các vật liệu có khả năng dẫn điện hoặc có nguy cơ nhiễm điện sẽ được đem đi sơn tĩnh điện. Đa số là các vật dụng được cấu tạo từ các kim loại như: sắt, đồng, kẽm, chì,…
- Hàng rào, cổng sắt, ban công, các vật dụng kim loại ngoài trời
- Dây điện, dây cáp
- Khung, kệ đựng đồ vật được làm từ sắt, thép…
- Các đồ điện gia dụng, điện công nghiệp như quạt máy, lò vi sóng, tủ lạnh…
3. Tiêu chuẩn về chất lượng sơn tĩnh điện gia công
3.1. Tiêu chuẩn về bề mặt lớp phủ sơn tĩnh điện gia công
Có nhiều khía cạnh cần xem xét trước khi phủ sơn tĩnh điện lên bề mặt bất cứ vật dụng nào. Tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện đối với bề mặt lớp sơn phủ tĩnh điện gia công thường xoay quanh các yếu tố như: Độ cứng, độ dính và độ dày của màng sơn khô. Mời bạn tham khảo bảng một số tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện của bề mặt lớp sơn phủ dưới đây:
STT | Tiêu chuẩn | Ý nghĩa |
1 | ASTM D3363-92A | Độ cứng màng sơn khô |
2 | ASTM D3359-93 | Độ bám dính lớp phủ hữu cơ khô |
3 | ASTM D4138-94 | Độ dày của màng sơn khô |
3.2. Tiêu chuẩn đối chiếu, phương pháp đo lường chất lượng
Tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện còn có thêm tiêu chuẩn đối chiếu và phương pháp đo lường chất lượng. Đối với tiêu chuẩn này, các kỹ sư sẽ tiến hành đo đạc, nghiên cứu, thử nghiệm dựa trên một tiêu chuẩn cố định về sơn tĩnh điện. Sau đó, các kết quả của thử nghiệm sẽ được ghi chép lại và phân tích chất lượng cũng như hiệu quả xác thực.
Đây là yếu tố cốt lõi cho những tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện. Nếu như sản phẩm sơn đạt tiêu chuẩn sẽ được sử dụng, ngược lại sẽ phải gia công lại đến khi đạt đúng tiêu chuẩn mới thôi. Dưới đây là một số tiêu chuẩn đối chiếu cũng như phương pháp đo lường chủ yếu trong tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện:
STT | Tiêu chuẩn đối chiếu | Phương pháp đo lường |
1 | ASTM D7378-10 | Đo tỷ trọng sơn |
2 | ASTM D4138-94 | Đo bề dày của lớp sơn tĩnh điện |
3 | ASTM D3281-84 | Xác định độ bền va đập cho lớp phủ hữu cơ khô |
4 | BS EN 10169-1:1997 | Quy chuẩn độ bóng màng sơn khô |
5 | ASTM D523-89 | Trình tự tiến hành và các bước thực hiện kiểm tra độ bóng màng sơn khô |
6 | ASTM D3363-29 | Kiểm tra độ cứng của màng sơn |
7 | ASTM 4145-83 & TCVN 2099:1993 | Kiểm tra độ bền khi uốn của màng sơn |
4. Các loại sơn tĩnh điện chính
4.1. Phân loại theo tính chất
Khi phân loại theo tính chất, sơn tĩnh điện sẽ được phân thành hai loại là loại dẻo và loại cứng.
Với nhựa nhiệt dẻo, sơn tĩnh điện khi sử dụng lên bề mặt sản phẩm sẽ hình thành ngay một lớp phủ mà không cần trải qua bất kỳ quá trình biến đổi cấu trúc phân tử nào cả. Loại sơn này có khả năng chịu được va đập, chịu nhiệt tốt và ít bị bong tróc khi phải đặt dưới môi trường có nhiệt độ cao. Sơn tĩnh điện thường được làm từ nhựa nhiệt dẻo và ứng dụng ở các chi tiết máy móc, đồ gia dụng hay phụ tùng ô tô, xe máy…
Trái lại, khi phủ nhựa nhiệt cứng lên bề mặt, nó sẽ tự động xếp chéo vào nhau và tạo nên một lớp màng vĩnh cửu, ưu điểm của nó là không bị tan chảy. Nhưng nếu loại sơn này để lâu dưới môi trường nhiệt độ cao sẽ khiến cấu trúc sơn bị giòn. Bên cạnh đó chúng cũng không thể tái tạo. Giá thành của sơn tĩnh điện loại cứng khá mềm, thường thấy chúng ở những sản phẩm ít phải chịu nhiệt độ cao.
4.2. Phân loại theo chất lượng
Vì chất lượng của sơn loại dẻo là đồng nhất, vậy nên tại phần này sẽ chỉ nói về phân loại theo chất lượng của sơn tĩnh điện loại cứng. Với sơn loại cứng, tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện được chia thành các loại sau:
- Theo tiêu chí phun muối: Khả năng chống chịu của sơn khi phun muối trong thời gian và số lần quy định
- Theo loại sơn trong nhà và ngoài trời, khả năng kháng tia UV
- Theo hình thức của bề mặt lớp sơn: Sơn bóng, sơn mờ, sơn vân,…
- Theo hãng sơn: Sơn thường, loại cao cấp…
5. Tiêu chuẩn kiểm nghiệm về chất lượng màng sơn phủ tĩnh điện
5.1. Độ bóng bề mặt
Tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện đầu tiên được quy định kiểm nghiệm chính là độ bóng bề mặt. Một lớp sơn chất lượng thường có độ bóng đều, bình ổn và lớp sơn phủ trên bề mặt mịn, không thô nhám.
5.2. Độ bền uốn
Cho dù là nhựa dẻo hay nhựa cứng, tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện của từng loại này đều phải có yêu cầu về độ bền uốn. Để đảm bảo sơn tĩnh điện chịu đựng được những điều kiện đặc thù cụ thể của từng đồ vật mỗi loại sơn, mỗi sản phẩm sẽ có những yêu cầu độ bền uốn khác nhau.
5.3. Độ cứng bề mặt
Bề mặt sơn cần phải cứng thì mới có thể bảo vệ được bề mặt các đồ dùng, thiết bị. Vậy nên yêu cầu về độ cứng bề mặt trong tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện cũng là một trong nhiều tiêu chuẩn quan trọng.
5.4. Độ bám dính sơn
Khi phun sơn tĩnh điện lên bề mặt kim loại, bê tông, nhựa… tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện yêu cầu từng loại sơn phải có độ bám dính tốt. Bởi sơn tĩnh điện cần bám dính tốt thì mới có thể bảo vệ được bề mặt sản phẩm.
5.5. Kháng hóa chất
Môi trường ô nhiễm khiến hiện tượng mưa axit ngày càng nhiều, ngoài ra cũng có nhiều nguyên nhân khiến vật dụng bị tiếp xúc với các loại hóa chất. Vậy nên kháng hóa chất là tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện quan trọng, quyết định đến hiệu quả và độ bền của lớp sơn tĩnh điện cũng như của vật sơn.
5.6. Va đập cơ học
Ngoài cách điện, kháng hóa chất… tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện cũng yêu cầu về khả năng chống chịu trước những va đập cơ học. Điều này vô cùng quan trọng đối với các sản phẩm như linh kiện điện tử, bề mặt xe ô tô, xe máy… lớp sơn này sẽ bảo vệ vật sơn khỏi nguy cơ bị va đập mạnh gây trầy xước, rạn vỡ.
5.7. Độ bền thời tiết
Trước yếu tố thời tiết, một lớp sơn cần che chắn bảo vệ vật sơn tránh khỏi nắng mưa và các hiện tượng thời tiết có nguy cơ gây hại khác. Đặc biệt là với các vật dụng ngoại thất, thường xuyên sử dụng ngoài trời, sơn tĩnh điện được xem như lá chắn bảo vệ trước nguy cơ hư hại bởi thời tiết.
5.8. Phun muối
Tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện còn có yêu cầu về tiêu chí phun muối. Một lớp sơn cần bảo vệ được vật sơn trước khả năng ăn mòn của muối trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, lớp sơn đó cũng cần bảo vệ trước khả năng xâm lấn, oxy hóa của muối.
6. Tổng kết
Sơn tĩnh điện là bước quan trọng với rất nhiều sản phẩm trước khi đem đi sử dụng. Với những tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện được đề ra, yêu cầu ngoài khả năng bảo vệ vật sơn khỏi những yếu tố chủ quan lẫn khách quan dẫn đến tình trạng xuống cấp, sơn tĩnh điện còn tăng tính thẩm mỹ cho vật sơn.
Hy vọng bài viết này đã đủ những thông tin cần thiết cho bạn về sơn tĩnh điện, loại sơn và tiêu chuẩn về sơn tĩnh điện khi lựa chọn. Để lựa chọn sơn tĩnh điện và sản phẩm đã được sơn tĩnh điện chất lượng nhất, bạn có thể tham khảo các tiêu chuẩn được nêu phía trên và đưa ra lựa chọn. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua thiết bị điện, bạn không nên bỏ qua địa chỉ mua hàng uy tín đó là Bestray.
Công ty Bestray chúng tôi là đơn vị uy tín trong lĩnh vực về điện, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành cùng đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, chúng tôi tin rằng những sản phẩm của Bestray sẽ là lựa chọn chất lượng và đáng tin cậy nhất cho khách hàng. Không những vậy, với kinh nghiệm làm việc với khách hàng trong gần hai thập kỷ vừa qua, chúng tôi thấu hiểu được tâm lý khách hàng và sẵn lòng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho công trình của bạn.
Một số sản phẩm của Bestray:
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0909 089 678 để được Bestray tư vấn và cung cấp thông tin chi tiết hơn về các sản phẩm.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm của Bestray:
——————————————————————————————
Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)
- Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
- Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
- E-mail: sales@bestray
Một số bài viết tham khảo khác:
- Top 10 danh sách các nhà thầu cơ điện M&E
- Hệ thống điện nhẹ là gì? Bao gồm những gì? Mô hình ra sao?
- Kinh nghiệm mua máng cáp nhựa, máng điện nhựa tốt nhất
- TCVN 9208:2012 – Tiêu chuẩn lắp đặt cáp dây điện công trình công nghiệp