Máng cáp Bestray – Máng cáp chất lượng cao
Máng cáp là thiết bị quan trọng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến cho mọi công trình.Tuy nhiên vẫn không ít người vẫn còn mơ hồ, không biết máng cáp là gì?
Qua bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về chúng. Hãy cùng theo dõi với chúng tôi.
Máng cáp là gì?
Máng cáp tên tiếng Anh là “trunking” hoặc “solid bottom cable tray”, là hệ thống máng dẫn kín, bằng kim loại, dạng hình hộp chữ nhật, gồm thân máng và nắp máng. Nắp máng có thể tháo rời hoặc dạng có bản lề bên hông (cỡ nhỏ). Hệ thống máng cáp được lắp ghép liên tục bởi các thanh thẳng và các chi tiết nối (fittings) như co, tê, lên, xuống… giữa các tủ điện với nhau hoặc tủ điện tới các thiết bị sử dụng điện. Máng cáp dùng để che giấu, bảo vệ sự va đập cơ khí cho cáp điện, ngăn bụi hoặc sự xâm nhập nước trên đường dẫn. Đôi khi máng cáp còn dùng để đỡ các đường ống nhằm tăng tính thẩm mỹ (tham khảo wikipedia).
Về cơ bản, nó được sử dụng trong hệ thống dây điện hỗ trợ cáp điện cách điện được sử dụng để phân phối điện và thông tin liên lạc trong các tòa nhà. Được sử dụng nhiều hơn trong công trình thương mại và công nghiệp. Máng cáp này thực sự là lựa chọn thay thế cho hệ thống ống dẫn điện hoặc nói ‘hệ thống dây điện mở’ trong một thuật ngữ dân gian! Như vậy, xét về độ an toàn và đảm bảo thì thang máng cáp đã và đang trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc khi nói đến hệ thống cung cấp điện.
Tại sao phải sử dụng máng cáp
Hệ thống máng cáp sẽ mang lại cho công trình sự an toàn và bảo vệ hiệu quả cho đường cáp điện hiện tại và sau này.
Những quyết định liên quan tới lắp đặt hệ thống đường cáp nên được thực hiện khi thiết kế và xây dựng hạ tầng đường dây nhằm mục đích tiết kiệm tối đa các chi phí.
Hệ thống đường cáp thường không có các tính năng để đơn giản hóa các nhu cầu thay đổi và mở rộng khi cần thiết hoặc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng cũng như các trang thiết bị xung quanh.
Vì vậy hiện nay hầu hết mọi người đều ứng dụng máng cáp thay thế đường ống cáp vào việc xây dựng hệ thống đường cáp để đảm bảo an toàn, tin cậy cũng như tiết kiệm không gian và chi phí. Dưới đây là những đặc điểm vượt trội của máng cáp so với đường ống cáp:
- Tính năng an toàn
- Mức độ tin cậy
- Tiết kiệm không gian
- Tiết kiệm chi phí
- Tiết kiệm chi phí thiết kế
- Tiết kiệm nguyên vật liệu
- Tiết kiệm thời gian và chi phí lắp đặt
- Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng
Các loại máng cáp:
Máng Cáp Nhôm (A5052-H32):
Chúng tôi đã được coi là một trong những Nhà sản xuất máng cáp đáng tin cậy nhất tại Việt Nam, tham gia vào việc cung cấp Máng cáp nhôm. Máng cáp nhôm này được biết đến với chất lượng cao và hiệu suất tuyệt vời như nhẹ hơn thép ½ lần (nếu so cùng sức mạnh) giúp rút ngắn thời gian lắp đặt, khả năng chống ăn mòn vượt trội so với thép mạ kẽm nhúng nóng. Hơn nữa, khách hàng có thể tận dụng sản phẩm này từ chúng tôi với mức giá cạnh tranh nhất. Trước khi kết thúc giao hàng, các sản phẩm này được kiểm tra nghiêm ngặt về các thông số kỹ thuật khác nhau.
Chúng tôi cũng như các nhà sản xuất máng cáp trên thế giới luôn chọn hợp kim nhôm tấm dòng Series A5052-H32, do nó có đặc tính cơ lý thích hợp dùng để sản xuất máng cáp như: độ cứng cao (60HB) nhưng vẫn đảm bảo chấn gấp không bị gãy, tính dễ uốn, dễ hàn…
Quý khách cần lưu ý, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều nhà sản xuất máng cáp nhôm giá rẻ chủ yếu sử dụng các mác nhôm như Series A1050-H14, A3003-H14. Các mác nhôm này có đặc tính cơ tính thấp, rất mềm, dẻo rất dễ biến dạng (độ cứng bằng ½ so với A5052-H32), chỉ phù hợp làm Nắp máng không phù hợp làm Thân máng. Nếu làm Thân máng thì cho khả năng mang tải không cao, rất yếu, không hiệu quả. Giá thành phẩm thường rẻ hơn nhôm A5052 khoảng 30% cùng cỡ. Rất khó phân biệt các loại mác nhôm này bằng mắt thường, cách duy nhất là dùng thiết bị đo độ cứng nhôm (kềm đo độ cứng nhôm).
Máng Cáp Sơn Tĩnh Điện:
So với máng cáp nhôm thì máng cáp sơn tĩnh điện có ưu điểm là rẻ hơn. Máng cáp sơn tĩnh điện dùng nguyên liệu phôi như thép cán nóng (JIS G3131-SPHC hoặc ASTM A1011), thép cán nguội (JIS G3141-SPCC). Máng cáp sơn tĩnh điện có tính thẩm mỹ cao, dùng để lắp đặt trong nhà (Indoor use only), nhưng cũng có thể được sơn phủ đặc biệt để chống ăn mòn, chống cháy (yêu cầu). Do có lớp sơn bên ngoài là hợp chất hữu cơ nên nó cách điện, do đó để đảm bảo tính liên tục về điện (an toàn tiếp địa) khi sử dụng máng cáp sơn tĩnh điện, tại các điểm nối cần phải sử dụng cầu tiếp địa và các bulong cần thêm long đền răng vào giữa điểm tiếp xúc. Tùy vào từng Tiêu Chuẩn áp dụng (NEMA hay IEC) sẽ yêu cầu mức điện trở tiếp xúc khác nhau, cần tham vấn thêm nhà sản xuất để lắp đặt cho đúng. Máng cáp sơn tĩnh điện cũng đa dạng về màu sắc tạo tính thẩm mỹ cho công trình, đồng thời dùng để đánh dấu phân loại các tuyến cáp.
Máng Cáp Tôn Kẽm (Tôn mạ kẽm sẵn Pregalvanized steel sheet):
Máng cáp bằng tôn mạ kẽm sẵn có giá thành thấp nhất trong các loại vật liệu và hoàn thiện. Máng cáp tôn kẽm dùng nguyên liệu phôi như JIS G3302-SGCC Z12 luôn có sẵn trên thị trường. Mác kẽm Z12 có nghĩa là khối lượng kẽm bám dính 120 g/m2 cả hai mặt, do đó sẽ có độ dày kẽm bám dính trên 1 mặt là 120/7.2/2 = 8.3 µm.
Máng cáp bằng tôn kẽm có giá thành rẻ, có tính thẩm mỹ cao, thời gian gia công nhanh chóng do không cần phải hoàn thiện và chỉ được sử dụng để lắp đặt trong nhà (indoor use only), thường được sử dụng trong các công trình dân dụng và thương mại.
Máng Cáp Mạ Kẽm Nhúng Nóng (Hot Dip Galvanized After Fabrication):
Có hai loại tôn dùng để gia công máng cáp là tôn cán nóng (JIS G3131-SPHC, ASTM A1011) và tôn cán nguội (JIS G3141-SPCC, ASTM A1008).
Tôn cán nóng có màu sẫm xanh đen còn gọi là tôn đen, có bề mặt nhám, độ dày phôi từ 1.2mm trở lên, có độ cứng mềm hơn khoảng 20% so với tôn cán nguội. Đặc tính cơ lý phù hợp cho việc mạ kẽm nhúng nóng và dễ dàng xử lý độ dày lớp mạ theo mong muốn (ASTM A123), do đó tôn cán nóng luôn được lựa chọn để làm máng cáp mạ kẽm nhúng nóng.
Tôn cán nguội có màu trắng sáng, có bề mặt láng mịn, độ dày phôi từ 0.15~2mm, thường cứng hơn và có giá thành cao hơn 15~20% tôn cán nóng. Do có bề mặt láng, cứng và có thêm lớp dầu bảo dưỡng nên việc xử lý mạ kẽm nhúng nóng lâu hơn, kẽm khó bám dính hơn.
Không giống như máng cáp sơn tĩnh điện hoặc tôn mạ kẽm sẵn có thể gia công ở những độ dày mỏng như 0.6, 0.8, 1.0mm. Do đặc tính bị co rút, cong, vênh, biến dạng do nhiệt độ sau khi nhúng nóng và đặc biệt đối với các sản phẩm có bề mặt rộng như thân máng cáp và nắp máng, nên máng cáp mạ kẽm nhúng nóng cần phải có độ dày tối thiểu là minimum 1.2mm cho máng nhỏ như 50W~100W và minimum 1.5mm cho máng 200W trở lên.
Theo tiêu chuẩn ASTM A123 của Mỹ quy định độ dày lớp phủ (một mặt) là dày trung bình 45µm cho tôn dày nhỏ hơn 1.6mm; dày trung bình 65µm cho tôn dày từ 1.6mm trở lên.
Có hai kiểu mạ kẽm nhúng nóng sau gia công cho máng cáp đó là mạ kẽm nhúng nóng ngâm trong bể được áp dụng cho thân, nắp, co, tê, giá đỡ cỡ lớn… và kiểu quay ly tâm (nhúng kẽm xong bỏ vào lồng quay) được áp dụng cho các phụ kiện lắp ghép kích thước nhỏ như cùm, kẹp treo, bát nối, bulong…
Máng cáp sau khi được đưa đi gia công mạ kẽm nhúng nóng ở bên Thứ Ba sẽ được mang về Công ty để được mài dũa ba vớ kẽm, gò nắn lại các vết móp méo do va đập cơ khí trong quá trình nhúng, phun sơn kẽm dậm vá các vết bong tróc, trầy xước, vệ sinh sạch sẽ, dán nhãn, đóng gói bao bì và lưu kho.
Tất cả các quá trình gia công mạ kẽm nhúng nóng đều được Chúng tôi giám sát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm không bị lỗi khi giao cho khách hàng. So với các kiểu hoàn thiện thì kiểu mạ kẽm nhúng nóng sẽ mất nhiều thời gian gia công nhất.
Máng Cáp Inox (Stainless Steel):
Inox là chất liệu làm từ hợp kim của sắt với hàm lượng crom nhất định. Nhờ đó nên giúp vật liệu trắng sáng, bền bỉ và khả năng chống ăn mòn tuyệt vời với thời gian. Inox còn còn có tên gọi khác là thép không gỉ.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại inox được dùng để chế tạo máng cáp như: inox 201, inox 304, và inox 316. Trong đó inox 201 có giá thành rẻ nhất, mang tên là “thép không gỉ” nhưng thực chất rất dễ bị hoen gỉ trong môi trường ẩm ướt, môi trường axit, kiềm và không dùng ngoài trời. Thực tế trên thế giới, các nhà sản xuất thang máng cáp chuyên nghiệp không dùng loại Inox 201 để sản xuất thang máng cáp vì lý tính của nó không phù hợp với môi trường khắc khe của công nghiệp như khả năng chống ăn mòn là tiêu chí ưu tiên được chọn nhưng lại không đáp ứng được. Inox 201 chỉ phù hợp dùng làm đồ trang trí, vật dụng sinh hoạt trong gia đình (bàn, ghế, tủ, giường, kệ…) với tiêu chí giá rẻ nhưng mang vẻ hào nhoáng của inox 304.
Phôi nguyên liệu “thép không gỉ” chính của Bestray dùng làm máng cáp là Inox 304 và Inox 316, trong đó inox 304 được dùng khá phổ biến. Chúng tôi cam kết dùng đúng mác thép không gỉ inox 304, 316 mà Quý khách yêu cầu, không pha trộn inox 201.
Tác dụng của máng cáp này là giúp nâng đỡ và lắp đặt hệ thống đường dây điện, hệ thống dây cáp điện, cáp truyền thông trở nên gọn gàng, dễ quản lý hơn. Ngoài ra chúng còn bảo vệ cho sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng và người lắp đặt.
Máng Cáp Tôn ZAM, Siêu Chống Ăn Mòn (Pregalvanized Zinc + Aluminium + Magnesium):
Cũng giống như tôn mạ kẽm sẵn (tôn kẽm 99%), tôn ZAM ® là thương hiệu tôn mạ siêu chống ăn mòn cao cấp mà Nippon Steel đã thành công trong việc thương mại hóa lần đầu tiên trên thế giới với công thức 91% Zinc – 6% Aluminium – 3% Magnesium.
Do tác dụng của magiê và nhôm, các sản phẩm mang nhãn hiệu ZAM ® có khả năng siêu chống ăn mòn, chống xước, tự liền vết cắt và có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Với mác kẽm K27 sẽ cho khả năng chống ăn mòn vượt trội so với sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng 65µm truyền thống (tương đương tuổi thọ của 85µm). Do đó tôn ZAM được sử dụng làm máng cáp để lắp đặt ngoài trời, vùng ven biển… thay thế cho mạ kẽm nhúng nóng truyền thống với giá thành tương đương nhưng cho thời gian gia công nhanh hơn.
Quý khách có nhu cầu đặt mua sản phẩm vui lòng liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN BESTRAY
Văn Phòng/ nhà máy: 180/7B, Ấp Tân Thới 3, Đường Tân Hiệp 25, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM
Hotline: +84 909089678. WhatsApp/Zalo: +84 932568368
Website: https://bestray.com/
https://bestray.trustpass.alibaba.com/
E-mail: quoc@bestray.com, sales@bestray.com, info@bestray.com