Thứ Năm, 09 - 01 - 2025
bestray
Trang chủCẩm nangMáng cápLắp đặt máng cáp và những lưu ý cần thiết

Lắp đặt máng cáp và những lưu ý cần thiết

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Thang máng cáp là thiết bị quan trọng việc đưa các đường dây dẫn, dây điện và cáp mạng trong các tòa nhà, công trình xây dựng, xưởng sản xuất,… Có rất nhiều người chưa hiểu rõ về quy trình lắp đặt máng cáp, lưu ý của sản phẩm cũng như lựa chọn đơn vị sản xuất, phụ kiện đi kèm uy tín.
Bài viết dưới đây Bestray sẽ chia sẻ mọi kiến thức cần thiết đến quý khách để nắm rõ những đặc tính, công dụng, phân loại và cách lắp đặt máng cáp như thế nào.

1. Lắp đặt máng cáp là như thế nào?

Trong công nghiệp, máng cáp được sử dụng để làm máng dẫn cho việc lắp đặt các loại dây điện, dây cáp cho các tòa nhà, xưởng sản xuất, nhà máy,…. Máng cáp còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn đường dây cáp, hạn chế các rủi ro rách hoặc xước vỏ dây điện và tiết kiệm thời gian và chi phí thi công máng cáp cho công trình điện công nghiệp.

Máng cáp là hệ thống máng đỡ, chứa và bảo vệ hệ thống dẫn điện, dây cáp khỏi các tác động của môi trường bên ngoài. Đồng thời, giúp làm tăng tuổi thọ của các dây dẫn, đảm bảo an toàn đối với người sử dụng. Hơn thế nữa, máng cáp có ưu điểm là gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt trong ngành xây dựng và sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hiện nay.

lắp đặt máng cáp
Máng cáp được sử dụng để làm máng dẫn cho việc lắp đặt các loại dây điện

1.1. Hệ thống máng cáp bao gồm những gì?

Hiện nay, máng cáp có hai loại là không đột lỗ (Trunking) và có đột lỗ (Tray). Hệ thống máng cáp gồm có: máng cáp, phụ kiện máng cáp như cút L, cút T, giá đỡ máng cáp, bộ nối máng cáp, nắp máng cáp, ty treo,…..

tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp
Các tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp

Với các phụ kiện dễ dàng tháo lắp, mẫu mã đa dạng và thao tác chỉ cần bằng tay nên tiến độ thi công, lắp đặt máng cáp diễn ra nhanh chóng.

máng cáp điện
Định mức lắp đặt thang máng cáp điện

1.2. Lợi ích khi sử dụng, lắp đặt máng cáp

1.2.1. Đảm bảo hệ thống dây điện, hạn chế rủi ro

Lắp đặt máng cáp giúp bảo vệ hệ thống dây điện, dây cáp và giảm thiểu được rủi ro xước, rách cáp điện để đảm bảo an toàn cho người thi công không bị tổn thương trong khi gặp sự cố. Ngoài ra còn hỗ trợ việc hạn chế các tác động với môi trường bên ngoài như: bụi bẩn, mưa nắng, hóa chất và côn trùng đến đường dây điện.

Việc lắp đặt máng cáp sẽ giúp cho các công trình tránh được sự cố về điện gây tổn thất về tiền bạc, nghiêm trọng có thể là tính mạng con người. Đồng thời, đảm bảo an toàn khi thi công và sử dụng điện trong tòa nhà.

1.2.2. Tiết kiệm không gian

Lắp đặt máng cáp sẽ là quyết định đúng đắn của các tòa nhà, chung cư có mạng lưới dây dẫn, dây cáp dày đặc. Lắp đặt máng cáp góp phần vào tiết kiệm không gian, làm gọn hệ thống dây dẫn, tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Lắp đặt máng cáp chính là giải pháp hoàn hảo cho việc mở rộng chỗ chứa đường dây cáp mà vẫn tiết kiệm diện tích và chi phí.

Chi tiết lắp đặt thang cáp
Lắp đặt máng cáp góp phần vào tiết kiệm không gian

1.2.3. Tiết kiệm chi phí

  • Tiết kiệm chi phí thiết kế

Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, việc lắp đặt máng cáp sẽ giúp tiết kiệm chi phí thiết kế và thời gian tiến hành hơn khi dùng hệ thống ống dẫn cáp. Đôi lúc, khách hàng yêu cầu thay đổi chiều rộng của máng cáp để mở rộng diện tích chứa cáp. Lúc này chỉ cần mất vài phút thay đổi thiết kế khi lắp đặt hệ thống thang máng cáp.

Còn với hệ thống ống dẫn cáp, bất kỳ thay đổi nhỏ nào về khả năng tăng lượng dây dẫn ở giai đoạn cuối của thiết kế, sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian. Bởi vì, khay cáp có đặc điểm là cho dây cáp có thể đi vào hoặc đi ra ở bất kỳ điểm nào dọc theo hệ thống máng cáp.

  • Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu

Các chi tiết, bộ phận để lắp đặt cho hệ thống thang máng cáp ít hơn so với lắp đặt hệ thống ống dẫn cáp. Ngoài ra, ít các thành phần khác nhau nên giảm được chi phí trong việc xác định, đặt mua hàng, tiếp nhận, lưu trữ cũng như phân phối trong quá trình thiết kế và lắp đặt máng cáp.

Hơn thế nữa, mức chi phí bỏ ra cho máng cáp, khay cáp, phụ kiện máng cáp, máng lưới có thể tiết kiệm lên 80% so với hệ thống ống dẫn cáp, hộp nối cáp, hộp kéo cáp và các phụ kiện hỗ trợ.

  • Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và lắp đặt máng cáp

Việc lắp đặt các chi tiết, bộ phận của hệ thống thang máng cáp ít hơn so với lắp đặt hệ thống ống dẫn cáp. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí lắp đặt và tiến độ thi công được nhanh chóng hơn. Đồng thời, việc đi dây điện, dây cáp trong máng cáp cũng đơn giản, tốn ít thời gian hơn ống dẫn cáp.

Trong quá trình lắp đặt hệ thống ống dẫn cáp có thể sẽ gây ra hư hỏng lớp vỏ điện của dây dẫn. Còn lắp đặt máng cáp rất ít khi xảy ra việc làm hư lớp vỏ điện khi lắp đặt. Bên cạnh đó, dây cáp có thể đi vào hoặc ra khỏi máng cáp bất cứ điểm nào dọc theo hệ thống khay cáp để cho phép bổ sung dây dẫn cần thiết.

Hệ thống khay cáp có khả năng hạn chế được sự tích tụ của độ ẩm bên trong, tiết kiệm được chi phí bảo trì cho hệ thống cáp dẫn và thiết bị điện trong tương lai.

  • Tiết kiệm thời gian thi công 

Nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian thi công hơn so với hệ thống dẫn cáp, nhiều công trình đã lựa chọn lắp đặt máng cáp. Thang, khay cáp được lắp đặt nhanh hơn so với các ống dẫn cáp. Hệ thống thang máng cáp được hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn hơn, ít sự cố trong quá trình lắp đặt các bộ phận khác trong tòa nhà.

thang cáp
Chi phí việc lắp đặt thang máng cáp cho công trình

2. Quy trình lắp đặt máng cáp

Ngày nay, thang máng cáp thường được dùng để thay thế cho hệ thống dây dẫn ngoài bảo vệ cáp bền và dễ dàng đưa dây dẫn vào. Hệ thống dây dẫn ngoài thường dễ bị hư hỏng và việc thêm hoặc loại bỏ dây cáp sẽ gặp nhiều khó khăn. Các công trình khác nhau sẽ có những yêu cầu lắp đặt hệ thống máng cáp khác nhau nhằm đảm bảo đạt được những thiết kế kỹ thuật đưa ra. Thế nhưng vẫn có chung một quy trình lắp đặt máng cáp phải qua các giai đoạn chung như sau: 

đơn giá lắp đặt máng cáp
Quy trình lắp đặt thang máng cáp phải qua nhiều giai đoạn

Bước 1: Kiểm tra các chi tiết và các bộ phận của hệ thống thang máng cáp

Trước khi tiến hành lắp đặt máng cáp, cần phải đảm bảo có đầy đủ các vật liệu cho hệ thống. Mỗi thành phần của thang cáp sẽ không đều tương tự nhau, cần kiểm tra kỹ lưỡng các phụ kiện đi kèm.

Ở một số trường hợp, các bộ phận thang cáp phải cần một số lượng nhất định về: thang, khung cáp, khung adapter, khung nền tảng, dây đeo mặt đất, các loại ốc vít, vòng đệm và bu lông. Vì vậy, các chủ đầu tư xây dựng cần chú ý lựa chọn các đơn vị sản xuất uy tín, chất lượng sản phẩm tốt và giá cả phù hợp.

Bước 2: Cắt thang máng cáp, chân giá đỡ theo đúng kích thước

Trường hợp thang và khung có kích thước không tương thích, cần cắt thang để hai kích thước phù hợp với nhau. Mỗi thang cắt thừa ra khoảng 2 inch so với chiều dài theo yêu cầu. Trong lúc cắt cần phải cẩn thận để đảm bảo không bị thương.

Bước 3: Cố định thang máng cáp vào tường

Gắn chân đỡ vào tường, hoặc các điểm hỗ trợ dự định khác của thang cáp. Thông thường thì chân đỡ sẽ gắn vào tường sẽ nối với nhau. Nếu không, cần khoan một lỗ trong tường với kích thước phù hợp để gắn vào. Sau đó, đặt khung bộ chuyển đổi vào trong các lỗ trên đầu của mỗi thang cáp.

Cần đảm bảo các móc của khung bộ chuyển đổi phải hướng xuống dưới và thang cáp nằm ở trên. Khi lắp đặt khung trên tường và khung bộ chuyển đổi bên trong thang thì có thể ghim thang ở giữa tường.

Bước 4: Gắn chân đỡ cho thang máng cáp để đảm bảo chắc chắn

Với các khung thang ngày nay chỉ đơn giản là ghim vào thang mà không cần lắp đặt thêm bất cứ thứ gì. Bên thi công cần lắp đặt khung an toàn trước khi tiến hành bước tiếp theo. Bởi vì nếu khung kém chất lượng sẽ dẫn đến mức độ nguy hiểm và rủi ro cao. Trong một vài trường hợp một khung thang yêu cầu phải lắp đặt thêm, nó thường là gắn thêm các khung thang với thang cáp bằng đai ốc, bu lông và vòng đệm.

Bước 5: Nối đất thang máng cáp

Nối đất thang máng cáp là một bước cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn điện giật. Tuy rằng nội dung về nối đất không được đề cập trong yêu cầu kỹ thuật của thang máng cáp nhưng đây là thao tác cần thực hiện để ngăn chặn những rủi ro trong tương lai. Bên cạnh đó, mỗi một lớp vỏ bọc hoặc giá đỡ thang cáp đều cần đến nối đất.

Đầu tiên, kết nối khung nền tảng để máng cáp ở một điểm gần tường. Sau đó, bạn gắn dây đeo mặt đất vào khung nền tảng bằng các đai ốc. Cuối cùng, bạn gắn dây đeo mặt đất vào một trong những điểm nối đất ở trên tường.

lắp đặt thang cáp
Nối đắt thang máng cáp

3. Tiêu chuẩn lắp đặt máng cáp

3.1 Tiêu chuẩn máng cáp điện trong quá trình sản xuất

3.1.1. Tiêu chuẩn về nguyên vật liệu

Vật liệu là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn thang máng cáp có phù hợp với điều kiện môi trường của công trình hay không. Một số vật liệu phổ biến được nhiều kỹ sư lựa chọn cho thang máng cáp: tôn mạ kẽm, sơn tĩnh điện, tôn không gỉ…

Đối với thang máng cáp sơn tĩnh điện thường được lắp đặt cho các công trình trong nhà, ít chịu tác động từ môi trường. Còn với các môi trường dễ bị ăn mòn, mưa nắng nhiều thì nên sử dụng thang máng cáp mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng.

3.1.2. Tiêu chuẩn về độ dày

Độ dày của thang máng cáp phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng.

  • Tiêu chuẩn về độ dày thang máng cáp: 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, 2.5mm,…
  • Tiêu chuẩn về chiều dài của thang máng cáp: 3.0m, 2.4m, 2.5m
  • Tiêu chuẩn về chiều cao của máng cáp: từ 50 – 200mm

3.1.3. Tiêu chuẩn về tải trọng

Tải trọng của thang máng cáp là sản phẩm có độ võng của hai điểm gối đỡ nhỏ hơn 1/300 nhịp. Tải trọng của thang máng cáp rất quan trọng trong khâu sản xuất bởi nó sẽ quyết định đến độ chắc chắn, độ an toàn của một sản phẩm.

3.1.4. Tiêu chuẩn về bán kính

Kích thước của máng cáp và phụ kiện đi kèm sẽ quyết định đến bán kính cong của vật liệu.

  • Đường kính ngoài của máng cáp nhỏ hơn 100 thì R=400mm
  • 100 < đường kính ngoài < 160, R= 600mm

3.2 Tiêu chuẩn thang máng cáp trong quá trình lắp đặt

Tiêu chuẩn TCVN 9208:2012 thuộc Bộ Khoa học Công nghệ thay thế cho tiêu chuẩn TCXDVN 263:2002. Tiêu chuẩn này quy định rõ các yêu cầu về kỹ thuật trong việc lắp đặt máng cáp cho các công trình công nghiệp. Một số quy định về tiêu thang máng cáp trong lắp đặt đã được nêu rõ ở điều 6 và điều 7 như sau:

  • Phải sử dụng hệ thống khay, thang cáp để bảo vệ cáp điện trong phạm vi nhà xưởng có số lượng cáp lớn.
  • Hệ thống khay và thang máng cáp phải được lắp đặt hoàn chỉnh trước khi đặt dây cáp vào.
  • Ở những nơi cần thiết, hệ thống máng, khay và thang cáp phải được lắp đặt cùng với cút nối, tê, khâu chữ thập, khâu thu hẹp, nắp máng cáp và các phụ kiện khác.
lắp đặt máng cáp
Tiêu chuẩn thang máng cắp trong quá trình lắp đặt
  • Tuyến khay hoặc thang máng cáp có chiều rộng > 1200mm thì phải có giá đỡ với mỗi cự ly sẽ từ 1m – 3m. Cự ly này cần được sự phê duyệt từ các cấp chính quyền trước khi bắt đầu thi công.
  • Giá đỡ hoặc quang treo phải được cố định chắc chắn vào kết cấu thi công hoặc hàn trực tiếp vào mã thép bê tông của trần nhà.
  • Khay và thang máng cáp phải đạt được tiêu chuẩn độ bền, độ cứng, chịu được tải trọng lớn để đảm bảo được toàn bộ dây cáp chứa trong nó.
  • Khay và thang cáp không được có cạnh sắc nhọn, bề mặt thô ráp hoặc ba via để không làm hỏng lớp cách điện hoặc vỏ bên ngoài của sợi cáp. Bên cạnh đó, gắn vít và bulong không được nhô lên khỏi mặt trong của máng cáp.
  • Tại vị trí có dùng cút nối, tê ngang, khẩu chữ thập,… thì tuyến khay hoặc là thang cáp phải được đảm bảo tính liên tục về điện. Với khay hoặc thang cáp thì không được dùng để làm dây để tiếp đất.
  • Ở những vị trí tuyến khay và thang cáp có tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, các vật liệu dễ rơi hoặc hiệu ứng nhiệt phải bố trí thêm mái che, quạt gió,…
  • Những nơi có nước mưa thấm qua các cửa thông được lắp đặt dọc theo đường tuyến khay và thang máng cáp thì cần chú ý đến biện pháp ngăn chặn nước xâm nhập vào.
máng cáp điện
Phụ kiện nắp máng cáp để lắp đặt
  • Đối với những tuyến khay, thang cáp chạy thẳng phải được lắp đặt thêm nắp đậy kim loại chống hoen gỉ, chống ăn mòn và chống tác động cơ học trong phạm vi 2m tính từ mặt sàn hoàn thiện trở lên.
  • Khay và thang cáp phải bố trí vị trí tiếp đất và nối với mặt đất bằng dây gần nhất. Đối với tuyến khay và thang máng cáp dài thì phải nối với đất lặp lại sau cự ly nhất định do thiết kế quy định trong từng công trình.
  • Phải cố định cáp chắc chắn vào then ngang của thang máng cáp hoặc đục lỗ của khay cáp bằng dây thắt nhựa sau mỗi khoảng cách từ 3m  đến 1.5m đối với tuyến chạy theo đường nằm ngang. Hoặc từ 1.5m đến 0.5m với các tuyến chạy theo phương khác. Chính vì vậy, cáp càng to thì khoảng cách buộc sẽ càng ngắn.
  • Nắp khay, thang cáp và các phương tiện bảo vệ phải được trang bị cẩn thận và  tháo lắp dễ dàng.
  • Với những vị trí tuyến thang máng cáp và khay cáp chạy xuyên qua trần nhà, tường và sàn nhà để ngăn cách phòng có điều hòa không khí và phòng không có thì cần phải bịt kín lỗ thông và đảm bảo khả năng cách nhiệt của các phòng.
  • Khi có nhiều tầng khay hoặc thang máng cáp hạ áp chạy song song dưới trần nhà theo cùng một hướng. Khoảng cách giữa các 2 tầng liên tiếp không < 200mm, còn khoảng cách tầng trên cùng đối với trần gần nhất không < 300mm.
  • Khi có nhiều tầng khay hoặc thang máng cáp hạ áp chạy song song theo hành lang kỹ thuật, tầng này chạy trên tầng kia thì khoảng cách liên tiếp không <300 mm. Đối với khoảng cách tầng cuối cùng đối với mặt trên của tầng ống chạy phía dưới không < 500mm.
  • Tuyến khay, thang máng cáp trung áp phải đặt cách xa với tuyến khay, thang máng cáp hạ áp, khoảng cách thường không < 500mm và thông qua sự giám sát của kỹ sư điện và chủ đầu tư.
  • Một điểm lưu ý là khay và thang cáp không đi chung với ống dẫn dầu hoặc khí đốt trong cùng một hành lang kỹ thuật.
  • Đối với mỗi tuyến khay, thang máng cáp cần phải ở tư thế co dãn tự do trên giá đỡ hoặc quang treo.
  • Khi tuyến khay, máng cáp đang chạy theo phương nằm ngang chuyển sang phương thẳng đứng và ngược lại, khay, máng cáp cần phải lần lượt chuyển qua hai góc uốn 1350.
  • Trước khi lắp đặt các chi tiết, bộ phận khay, thang và máng cáp cần kiểm tra kỹ để đảm bảo không bị khuyết tật về điện và cơ học.

4. Giới thiệu công ty Bestray

Trong suốt nhiều năm qua, Bestray luôn là đơn vị uy tín trong sản xuất, cung cấp và phân phối thang máng cáp đạt tiêu chuẩn đến các công trình trên cả nước. Chúng tôi luôn đem đến những chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn toàn cầu.

  • Nhà máy sản xuất với diện tích lớn lên đến 5000m2, sức chứa lớn đáp ứng khả năng cung ứng được các đơn hàng cho các công trình lớn.
  • Hoạt động theo Hệ thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001:2015 mang lại thang máng cáp với tiêu chuẩn cao nhất.
  • Chính sách bảo hành 12-36 tháng, hỗ trợ đổi trả hàng bị lỗi và cho phép kiểm tra hàng trước khi nhận.
  • Giá thành hợp lý, rẻ hơn so với những đơn vị sản xuất khác trên thị trường.
  • Đội ngũ công nhân viên tận tâm, có thâm niên trong ngành giúp hỗ trợ tư vấn khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những trải nghiệm về sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng theo các tiêu chuẩn quốc tế, mức giá thành hợp lý để góp phần tạo nên những công trình mang giá trị bền vững theo thời gian. Mọi thông tin cần tìm hiểu về báo giá, quý khách hàng có thể tham khảo tại đây

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan đến máng cáp điện nhé:

thang máng cáp

——————————————————————————————

Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)

  • Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
  • Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
  • E-mail: sales@bestray

 

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5

Your page rank:

Bestray JSC
Bestray JSChttps://bestray.com/
Thang máng cáp Bestray nhà sản xuất chuyên nghiệp và có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thang máng cáp, máng lưới, unistrut, ốc siết cáp trên thị trường
RELATED ARTICLES
MẠNG XÃ HỘI
82FansLike
141FollowersFollow
147SubscribersSubscribe
BÀI VIẾT MỚI
- Advertisment -
Google search engine
BÀI VIẾT ĐỀ XUẤT