Công nghệ sơn tĩnh điện đang ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vật liệu. Bởi nó có có thể sơn phủ toàn diện bề mặt sản phẩm, thu hồi sơn thừa đúng cách, thực hiện dễ dàng hơn so với các loại phương pháp sơn thông thường khác. Sau đây, để giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này, hãy cùng Bestray tìm hiểu về các bước thực hiện sơn tĩnh điện ở dưới bài viết này.
1. Sơn tĩnh điện là gì? Ưu nhược điểm
Sơn tĩnh điện (tên tiếng anh là Electrostatic Powder Coating) là một loại công nghệ sơn phổ biến hiện nay. Sử dụng nguyên lý điện tử để tạo nên sự bám dính cho lớp màng sơn. Công nghệ này sẽ dựa vào dung môi để bay hơi, thường nó sẽ được tích một điện tích dương (+) khi qua súng phun. Đồng thời, thiết bị phủ sơn sẽ mang điện tích (-). Từ đó, giúp tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và sản phẩm.
Có thể nói đơn giản, công nghệ sơn tĩnh điện là quá trình oxy hóa kim loại thành oxit. Thông thường, các loại kim loại được dùng sẽ là nhôm, titan hoặc magie. Bởi oxit của chúng có tính bền, bám lâu trên bề mặt kim loại.
Ưu điểm
- Mang lại kinh tế cao: Nhờ vào độ bám dính của lớp sơn tĩnh điện cao lên đến 60 – 70%. Còn với công nghệ phun sơn thông thường khả năng bám dính chỉ từ 30 – 40%. Vì vậy, các sản phẩm phun sơn sẽ có tuổi thọ cao hơn. Trong quá trình sơn, lượng sơn bột thừa có thể thu hồi và tái sử dụng lại. Ngoài ra, giá thành sản phẩm sơn tĩnh điện cũng hợp lý hơn các loại sơn thông thường.
- An toàn cho người sử dụng: Sơn tĩnh điện có thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia. Những chất này có một đặc điểm là dễ bay hơi ở trong không khí. Vì thế, khi đến của tay người sử dụng, sản phẩm sẽ hiếm gặp tình trạng sơn tồn đọng trên bề mặt, giúp người dùng tránh hít phải bột sơn hoặc bám dính trên da.
- Thân thiện với môi trường: Đối với sơn thông thường thì dễ gây ra tác động xấu đến tầng ozon. Còn với loại sơn tĩnh điện không sử dụng dung môi hữu cơ nên sẽ dễ xử lý nếu đưa ra môi trường.
- Hiệu suất sản xuất cao: Với một sản phẩm sơn chỉ mất khoảng 20 – 30 phút là đã có thể đưa vào sử dụng. Trong khi với các loại sơn nước khác sẽ cần đến hàng giờ đồng hồ để làm khô hoàn toàn.
Nhược điểm
- Vốn đầu tư ban đầu lớn: Quy trình để thực hiện việc sơn tĩnh điện sẽ có sự hỗ trợ tất cả loại máy móc chuyên dụng. Do đó, nếu muốn sở hữu công nghệ này thì cần bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư cho hệ thống này.
- Yêu cầu tay nghề cao: Bởi quy trình thực hiện phun sơn này đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và hiểu rõ quy trình phun sơn. Từ đó, có thể đảm bảo sản phẩm mới đạt hiệu quả và chất lượng cao.
2. Vai trò nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện
Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện là quá trình phủ một lớp sơn bột lên trên bề mặt vật liệu thông qua súng phun sơn. Đồng thời, lớp phủ này sẽ được tạo ra bằng cách phun bột được tích điện. Nhờ vào việc tĩnh điện lên bề mặt của vật liệu và đem nung nóng. Khi đó bột phủ sẽ chảy ra và tạo thành lớp bề mặt có liên kết tốt.
Thiết bị chủ yếu được cho phun sơn tĩnh điện là súng phun và bộ điều khiển tự động. Bên cạnh đó, còn các thiết bị khác như buồng phun sơn, thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến, máy nén khí, máy tách ẩm khí nén,… Cùng với các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn, được chế tạo bằng vật liệu composite.
Khi tiến hành sơn tĩnh điện trong sản xuất, cần phải làm nóng vật sơn ở nhiệt độ cao để làm nóng chảy bột. Thông thường, nó sẽ áp dụng cho những vật phẩm bằng kim loại, kích cỡ của chi tiết cần phải phù hợp đủ để cho vào trong lò và màu sắc các mẻ phải đồng nhất hơn so với các loại sơn thông dụng khác.
3. Ứng dụng của sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện ngày càng được sử dụng nhiều ở các xưởng sản xuất. Bởi nó có rất nhiều đặc tính vượt trội và ứng dụng rộng rãi có thể kể đến như:
- Sơn phủ lớp tĩnh điện cho hàng rào sắt, hàng rào mạ kẽm, cổng sắt,…
- Sơn phủ lớp tĩnh điện dành các phụ tùng của xe như: khung xe, nắp capo, mâm xe, tay nắm cửa, bộ tản nhiệt, bộ lọc,…
- Sơn phủ lớp tĩnh điện cho các thiết bị gia dụng: mặt trước tủ lạnh, vỏ máy giặt, kệ đựng chén dĩa, khung võng,…
- Kiến trúc, trang trí nhà cửa: khung cửa, cột đèn, lan can,…
- Sơn phủ lớp tĩnh điện cho Thang máng cáp
4. Sơn tĩnh điện phân loại như thế nào?
Hiện nay, công nghệ sơn này được chia thành 2 loại là sơn tĩnh điện khô và công nghệ sơn tĩnh điện ướt.
- Sơn khô (sơn bột): Được ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox,…
- Sơn ướt (sử dụng dung môi): Được dùng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa, gỗ,…
Tuy nhiên, công nghệ sơn khô được sử dụng rộng rãi hơn. Bởi nó mang lại hiệu quả cao hơn so với việc phun sơn dung môi hoặc sơn nước. Hơn thế nữa, đặc điểm loại sơn bột chính là lượng bột sẽ không bám vào chi tiết nên có thể thu hồi và tái sử dụng đến trên 90%. Vì thế mà sơn khô đạt được độ che phủ lớn hơn và giúp phủ lên tất cả các góc cạnh bề mặt của chi tiết, không trực diện với súng phun.
5. Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình thực hiện sơn tĩnh điện thường có các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm
Trước khi sơn tĩnh điện, các sản phẩm sơn sẽ phải loại bỏ đi bụi bẩn, vết dầu mỡ bám vào trong lúc vận chuyển hay loại bỏ các phần bị rỉ sét. Đây là giai đoạn tốn khá nhiều thời gian quan trọng nhất. Nên cần phải xử lý kỹ càng để cho ra bề mặt sản phẩm bám dính tốt, mịn và đẹp hơn. Giai đoạn này thì sản phẩm sẽ cho vào trong bể chứa hóa chất theo thứ tự: bể axit tẩy rỉ sét, bể rửa nước, bể tẩy dầu mỡ và bể chứa hóa chất giúp định hình bề mặt.
Bước 2: Thực hiện sấy khô
Trước khi phun sơn tĩnh điện thì phải xử lý bề mặt sản phẩm ở bể hóa chất cần được sấy khô. Bằng cách treo sản phẩm trên xe goòng và đẩy vào lò sấy theo hệ thống băng chuyền.
Bước 3: Tiến hành phun sơn tĩnh điện
Tiến hành phun cần sử dụng đến súng phun sơn, màu sơn sẽ tùy vào lượng pha bột màu. Đồng thời, cần đảm bảo sao cho nước sơn tạo ra thành phẩm đẹp nhất. Súng phun sẽ bao gồm 2 loại là súng phun buồng đơn và súng phun buồng đôi.
Phun sơn sẽ dựa trên nguyên lý tác động của lực tĩnh điện. Đồng thời, sau khi tiến hành phun thì phần sơn dư thừa có thể gom lại, trộn với sơn mới theo các công thức khác nhau nhằm tái sử dụng cho lần sau. Đây được xem là ưu điểm vượt trội công nghệ sơn này.
Bước 4. Sấy định hình và hoàn thiện sản phẩm
Khi hoàn tất việc phun sơn, người công nhân sẽ đưa sản phẩm vào buồng sấy định hình sản phẩm. Ở công đoạn này sẽ giúp cho sơn có được độ bám chắc, đều và đẹp trên bề mặt cao hơn. Thông thường, nhiệt độ sấy có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm.
6. Tổng kết
Có thể nói, sơn tĩnh điện đã trở thành công nghệ hiện đại dành cho quy trình sản xuất ở rất nhiều doanh nghiệp, công xưởng trong nước. Bởi nó sẽ giúp cho bề mặt sản phẩm sơn có thể độ bám dính, đều và đẹp hơn so với các công nghệ sơn khác. Đồng thời, công nghệ sơn này còn được ứng dụng rất nhiều ở các sản phẩm như máng cáp, thang cáp, khay cáp . Để giúp hạn chế bị rỉ sét ở mọi môi trường của công trình xây dựng.
Nếu các doanh nghiệp, đơn vị thi công đang tìm kiếm một địa chỉ mua thang máng cáp sơn tĩnh điện uy tín thì Bestray sẽ là nơi bạn nên cân nhắc đến.
Công ty cổ phần Bestray là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối máng cáp, thang cáp và phụ kiện máng cáp được sơn tĩnh điện cho các công trình xây dựng trên khắp cả nước. Không chỉ thế, chúng tôi sở hữu số lượng công nhân có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm trong nghề nên sẽ sẽ đảm bảo về chất lượng sản phẩm có độ bền cao, chắc chắn và đa dạng mẫu mã có thể đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách hàng.
——————————————————————————————
Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)
- Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
- Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
- E-mail: sales@bestray