Các năm gần đây, ở nước ta có rất nhiều vụ cháy xảy ra nhưng nhờ có hệ thống báo cháy mà mọi người có thể cảnh giác, phát hiện sớm để dập tắt kịp đảm bảo an toàn cho nhà cửa và bản thân. Hệ thống này có tác động lớn đến nhận thức của con người nhưng không phải ai trong chúng ta đều hiểu rõ. Trong bài viết này, Bestray sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cụ thể về hệ thống báo cháy.
1. Đôi nét về hệ thống báo cháy
1.1. Giới thiệu về hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy được thiết kế giúp phát hiện, cảnh báo trong các trường hợp khẩn cấp thông qua các thiết bị hình ảnh âm thanh khi có sự thay đổi của các yếu tố môi trường như khói, lửa, khí gas, carbon monoxide,… Hệ thống này giúp chúng ta cẩn trọng, hành động kịp thời để bảo vệ bản thân, gia đình và mọi người xung quanh trong những tình huống nguy hiểm.
Trong đó, hệ thống này phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
1.2. Cấu tạo của hệ thống báo cháy
Một hệ thống báo cháy bao gồm 3 thành phần chính là tủ trung tâm điều khiển, cảm biến đầu vào và thiết bị đầu ra.
- Tủ trung tâm điều khiển được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: Bo mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ắc quy dự phòng. Đây là thành phần trung tâm của cả hệ thống, đóng vai trò cung cấp năng lượng và thực hiện các chức năng khác sau đây:
- Có thể nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát hiện tín hiệu báo cháy tự động ở nơi xảy ra cháy.
- Tín hiệu báo cháy được truyền bằng thiết bị và truyền đến hệ thống phòng cháy chữa cháy hoặc đến các thiết bị phòng cháy tự động.
- Kiểm tra sự hoạt động bình thường của hệ thống, phát hiện sự cố của hệ thống như chập mạch, đứt dây,…
- Có khả năng tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.
- Thiết bị đầu vào của một hệ thống báo cháy là thiết bị cảm ứng nhạy với các hiện tượng của môi trường như là nhiệt độ tăng, khói, tia lửa,… Hệ thống có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra các sự cố cháy, nổ và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy. Thiết bị đầu vào bao gồm đầu báo cháy và nút khẩn cấp. Đầu báo cháy thường được sử dụng là:
-
- Đầu báo khói: Thiết bị giám sát đóng vai trò phát hiện ra khói từ các đám cháy. Thời gian nhận và truyền thông tin đến trung tâm báo cháy không quá 30s. Nồng độ khói trong môi trường vượt quá 10 – 20% thì thiết bị sẽ phát tín hiệu. Thiết bị thường được lắp đặt ở nhà ở, phòng làm việc, hội trường các khu vực có không gian kín và khu vực có chất nguy hiểm khi cháy tạo ra khói trước.
- Đầu báo nhiệt: Được sử dụng để đo nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo vệ từ 15 – 50m2. Khi nhiệt độ vượt qua ngưỡng quy định từ 40°C đến 170°C nó sẽ gửi tín hiệu về tủ trung tâm. Thời gian nhận và truyền thông tin đến trung tâm báo cháy không quá 120s. Thiết bị thường được lắp đặt tại các khu vực không thể lắp đặt được đầu báo khói chẳng hạn như buồng điện, garage, khu vực chứa thiết bị máy móc,…
- Đầu báo gas: Thiết bị giám sát và phát hiện dấu hiệu có khí gas, tỉ lệ khí gas tập trung vượt quá mức 0.503% thì thiết bị sẽ phát tín hiệu về trung tâm báo cháy. Các đầu báo gas thường được lắp đặt ở những nơi có gas như kho chứa gas và các đầu lắp này phải lắp trên tường, tuyệt đối khống lắp đặt dưới sàn nhà.
- Đầu báo lửa: Thiết bị cảm ứng sử dụng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Thời gian nhận và truyền thông tin đến trung tâm báo cháy không lớn hơn 5s. Thiết bị thường được sử dụng ở những nơi có độ nguy hiểm cao chẳng hạn như kho chứa chất lỏng dễ cháy.
-
- Thiết bị đầu ra: Nơi nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và phát đi tín hiệu bằng âm thanh (còi, chuông), ánh sáng (đèn),… để thông báo cho mọi người về sự hiện diện của đám cháy và các biện pháp cần thiết như sơ tán. Thiết bị đầu ra của hệ thống báo cháy thường là bảng hiển thị phụ, còi báo động, chuông báo động, đèn exit, đèn báo động và bộ quay số điện thoại tự động.
2. Phân loại hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy thường có hai loại chính, đó là:
- Hệ thống báo cháy thông thường
- Hệ thống báo cháy địa chỉ
2.1. Hệ thống báo cháy thông thường
Đây là hệ thống báo cháy tự động không có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy. Các tín hiệu được truyền qua dây và báo về bộ điều khiển trung tâm báo cháy. Các nút nhấn và đầu dò cảm biến sẽ được sắp xếp theo từng cụm khu vực (Zone) để xác định khu vực nào đang báo động. Trên bảng điều khiển, mỗi khu vực chỉ tương ứng với 1 đèn.
Đặc điểm:
- Tủ báo cháy quy ước có độ lớn từ 1 Zone đến trên 60 Zone.
- Các Zone bao gồm một vài hoặc tất cả thiết bị đầu vào trong một tầng của tòa nhà hoặc trong một khu vực.
- Báo cháy, báo sự cố theo từng khu vực tòa nhà.
- Mỗi Zone có 1 phòng hoặc nhiều phòng gần nhau.
- Mỗi Zone cần có một đường dây tín hiệu riêng nên số lượng dây về trung tâm báo cháy nhiều.
Ưu điểm: Hệ thống có chi phí thấp nên phù hợp cho các ứng dụng nhỏ. Đối với các công trình nhỏ thì hệ thống này cực kì thích hợp, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các thiết bị trong hệ thống. Đồng thời, con người dễ dàng xác định được vị trí xảy ra đám cháy mà không bị mất quá nhiều thời gian.
Nhược điểm: Chi phí cho các công trình lớn thì khá cao vì hệ thống không có giá cạnh tranh cho các công trình lớn hơn. Hệ thống này có khả năng phát hiện đám cháy và khoanh vùng khu vực cháy chứ không có thông báo vị trí cụ thể về nơi xảy ra cháy.
2.2. Hệ thống báo cháy địa chỉ
Chức năng của hệ thống báo cháy này là thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy. Hệ thống này có địa chỉ hoạt động linh hoạt hơn hệ thống báo cháy thông thường, giúp con người biết chính xác khu vực nào xảy ra hỏa hoạn vì mỗi đầu báo cháy mang một địa chỉ riêng biệt.
Đặc điểm:
- Dung lượng điểm (địa chỉ) của hệ thống này được xác định bởi số loop hay còn gọi là mạch tín hiệu của nó.
- Mỗi mạch loop cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát các thiết bị kết nối với nó.
- Mỗi mạch loop có thể đáp ứng cho hơn 100 thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất.
Ưu điểm:
- Thích hợp với những khu nhà rộng lớn.
- Có tính kỹ thuật cao nên hệ thống này có khả năng phát hiện nhanh chóng và thông báo địa chỉ chính xác của đám cháy đang diễn ra.
- Có thêm các chức năng giám sát, điều khiển các hệ thống khác trong tòa nhà như thang máy, máy bơm, thông gió,…
- Yêu cầu đặt ít cáp hơn hệ thống báo cháy thông thường.
Nhược điểm: Chi phí lắp đặt của hệ thống này cao hơn so với hệ thống báo cháy thông thường.
3. Những yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống cáp, dây tín hiệu và dây dẫn nguồn
3.1. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001, hệ thống báo cháy phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phát hiện đám cháy nhanh chóng ứng với mỗi chức năng đã được đề ra.
- Chuyển tín hiệu khi phát hiện đám cháy thành tín hiệu rõ ràng như chuông reo để những người xung quanh có thể thực hiện các biện pháp phù hợp.
- Có khả năng chống nhiễu tốt.
- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng trong mọi sự cố của hệ thống.
- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống lắp đặt khác.
- Hệ thống báo cháy phải đảm bảo sự tin cậy và thực hiện tốt các chức năng đã được đề ra mà không xảy vấn đề gì.
- Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.
- Phải được lắp đặt với đầy đủ bộ phận.
3.2. Những yêu cầu đối với hệ thống cáp, dây tín hiệu và dây nguồn
- Các mạch tín hiệu phải sử dụng dây dẫn riêng, cáp có lõi bằng đồng.
- Lõi đồng của dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy đến đường cáp trục chính phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 0,75mm2. Tổng điện trở của mỗi kênh liên lạc không quá 100Ω và không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loại trung tâm báo cháy.
- Cáp tín hiệu của hệ thống phải đặt chìm trong tường, trần nhà… phải được bảo vệ bằng dây dẫn để chống chập hoặc đứt dây.
- Lựa chọn dây dẫn và cáp phải thỏa mãn tiêu chuẩn.
- Số lượng đầu nối của các hộp đấu dây và số lượng dây dẫn của cáp trực chính phải được dự phòng là 20%.
4. Tổng kết
Hệ thống báo cháy đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy vì nó giúp phát hiện các đám cháy nhanh chóng, giúp kịp thời cảnh báo cho người dân và lực lượng cứu hỏa. Hệ thống này hoạt động ngay khi không có người ở nhà và hoạt động 24/24 vì vậy nó có thể bảo vệ tính mạng và tài sản của con người.
Qua bài viết này Bestray hy vọng quý khách hàng có thể nắm rõ được nhiều thông tin hữu ích về hệ thống báo cháy, các vai trò to lớn của nó đối với đời sống người dân. Mặt khác, nếu quý khách hàng đang muốn tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị bảo vệ các đường dây dẫn điện, đảm bảo hệ thống báo cháy này luôn hoạt động an toàn, Bestray là cái tên đáng được cân nhắc.
Công ty Bestray với nhiều năm kinh nghiệm chuyên về tư vấn, sản xuất, thương mại và dịch vụ trong ngành điện. Bestray là nhà sản xuất, cung cấp thang cáp, máng cáp, máng lưới, thiết bị điện, khay cáp, phụ kiện máng cáp đáng tin cậy trong nhiều năm qua. Sản phẩm của chúng tôi mang đến đều nhằm bảo vệ an toàn cho con người, chống cháy nổ hệ thống mạng điện, công trình xây dựng. Chúng tôi đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý, đúng tiêu chuẩn quốc tế và góp phần tạo nên những công trình có giá trị bền vững.
——————————————————————————————
Công Ty Cổ Phần Bestray – Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp (Cable Tray, Cable Trunking)
- Địa chỉ: 180/7b, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TPHCM
- Điện Thoại: (028) 3713 3076 – 078 453 1668 – 0909 089 678
- E-mail: sales@bestray
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các bài viết khác của Bestray:
- Giải pháp chống cháy lan hệ thống thang máng cáp
- Thông tin về hệ thống chữa cháy ở chung cư đạt tiêu chuẩn hiện nay
- TCVN 6379:1998 – Tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị chữa cháy