Cách chống rò rỉ khi điện âm tường

Nguyên nhân dẫn tới sự cố chập điện không mong muốn.

• Dây điện không được bảo vệ bởi ống đi dây điện mạ kẽm điện phân ( ống thép luồn dây điện, ống ruột gà lõi thép) để đi âm tường hoặc dưới hầm tòa nhà.
• Thiếu cầu dao, cầu chì dẫn đến chập, cháy.
• Động vật cắn
• Vách tường bị thấm, ẩm ướt làm cho dây dẫn nhanh bị mục, gây rò rỉ điện
• Ổ cắm điện gần với mặt đất, dễ bị ẩm khi có mưa lớn.
• Điện quá tải với thiết bị điện trong nhà, nhu cầu sử dụng tăng cao nhưng không đủ dây tải.

Cách phòng tránh khi bị rò rỉ điện

– Đi dây điện trong ống thép luồn dây điện hoặc ống ruột gà lõi thép với mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống dưới 75%. Các ống này có khả năng chịu lực, cứng, chống thấm nước và sự tác động của một số động vật.
– Chia đường điện thành nhiều nhánh để dễ thao tác ngắt điện cục bộ từng khu vực khi xảy ra sự cố hoặc sửa chữa, bảo trì hệ thống điện
– Sử dụng ống luồn đàn hồi với hệ thống dây dẫn điện lắp đặt tại những nơi như trần la phông, trần thạch cao, tường gạch ống…
– Dùng màu giống nhau đối với các dây nóng của cùng một đường điện phân phối, khác nhau với hai đường điện phân phối ( thông thường , dây nóng của đường phân phối 1 có màu đỏ, dây nóng đường phân phối 2 có màu vàng). Dùng màu riêng biệt đối với hệ thống nối đất (nên chọn dây màu xanh sọc vàng hoặc vàng sọc xanh).
– Đi dây ở những nơi khô ráo, tránh xa các nguồn nhiệt lớn hơn 70ºC

Tuyệt đối không nên

– Đặt ổ cắm điện ở những nơi dễ bị ẩm ướt.
– Có mối nối khi đi âm tường dây điện
– Đặt dây điện những vị trí có thể đóng đinh, khoan lỗ.
– Sử dụng ống dẫn nước, ống dẫn khí thải làm ống bọc dây điện.
– Sử dụng chung với đường điện thoại, cáp truyền hình.
– Đặt dây sâu quá 1/3 độ dày của tường